TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Prajñāpāramitā – Bát Nhã ba la mật đa

Chào các bạn,

Mọi thứ khổ của con người đều do ba độc “tham sân si” mà ra: Tham là tham lam, sân là sân hận (giận dữ), si là si mê (ngu dốt). Tham lam và giận dữ thì ai cũng hiểu rồi. Nhưng tham lam và giận dữ cũng chính là si mê, vì người có trí tuệ thì không tham lam, không giận dữ. Vậy ba chữ “tham sân si”rốt cuộc có thể thu vào một chữ “si”.

Phật gia biết chữ “si” là gốc rễ nên tập trung rất mạnh vào trí tuệ. Như câu đầu của Bát Nhã Tâm Kinh nói đến “Bát Nhã ba la mật đa” – Prajñāpāramitā, trí tuệ hoàn toàn, trí tuệ tuyệt đối. Trí tuệ này khác với trí tuệ bình thường (wisdom), tương đối và giới hạn của chúng ta, trong một thế giới phàm phu, với tư duy tương đối, đối đãi (hai chiều, có qua có lại). Tiếp tục đọc

Tháng Ba 19, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Những vết thương lớn trong đời – Xả

Chào các bạn,

Trong đời có những vết thương lớn của ta, hoặc do lỗi người khác, hoặc lỗi của ta, nhưng làm ta đau đớn mãi, không quên được, đôi khí thì nhức nhối, đôi khi thì ân hận, đôi khi thì tức giận… Dù lý do gì, thì vấn đề là “vết thương này, sau bao nhiêu năm, vẫn hành hạ tôi.”

Các bạn, những vết thương lòng có thể theo ta đến tận cuối đời. Thực sự thì chẳng bao giờ ta quên những vết thương lớn. Thỉnh thoảng ký ức lại tràn về. Đó là chuyện đương nhiên của sinh học. Nhưng đó khác hơn là vết thương vẫn cứ mưng mủ và đau đớn mỗi ngày đã 30 năm, 40 năm rồi. Những vết thương sống như thế làm hại đời ta dữ dội – làm cho ta đau đớn, tiêu cực về cuộc đời, tiêu cực về con người và thế giới, và tiêu cực về cả chính mình.

Đó là lý do Phật gia dạy Tĩnh lặng. Tĩnh lặng để thoát khổ. Những vết thương đau là khổ, hết vết thương thì thoát khổ.

Làm sao? ->

Tháng Ba 3, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Tâm là chủ

Chào các bạn,

Tâm là chủ nghĩa là những gì trong lòng ta, trong tư duy của ta, là chủ của mọi hành động của ta và cách sống của ta.

Nói đến trong lòng hay tư duy là nói đến những điều thầm kín, chỉ có một mình ta biết. Nhưng bao nhiêu người quan tâm đến những tư duy, suy nghĩ, tư tưởng thầm kín trong đầu mình. Mọi sách vớ của thế giới hầu như chỉ tập trung đến mọi thứ bên ngoài, rất ít sách vở và rất ít thầy dạy bạn phải tập trung vào tư duy thầm kín của bạn. Thậm chí tâm lý học phổ thông còn cho rằng mọi tư tưởng tưởng tượng trong đầu đều là tốt hoặc vô hại, kiểu như sex fantasy (tưởng tượng tình dục), fantasy giết người, fantasy làm cướp, fantasy làm vua… Và rất nhiều người lấy fantasies của người khác làm kinh doanh nữa. Tiếp tục đọc

Tháng Một 17, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Thiền thi, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Tâm không phân biệt

Chào các bạn,

Tâm nguyên thủy của chúng ta không phân biệt, điều này ta có thể thấy trong các sinh vật bầy đàn. Ngoại trừ kẻ mạnh nhất làm lãnh đạo đàn, mọi thành viên trong đàn xem như ngang nhau và như nhau, không phân biệt hệ cấp, hơn thua, cao thấp, tốt xấu. Những phân biệt khác nhau này đã dần dần hình thành trong xã hội con người qua nhiều niên đại, có thể cả trăm ngàn năm. Và theo nhà Phật, tâm phân biệt chính là đầu mối của mọi vấn đề trong xã hội cũng như trong trái tim con người – chia rẽ, áp bức, bất công, và chiến tranh. Tiếp tục đọc

Tháng Một 16, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Tại đây lúc này

Chào các bạn,

Here and now. Tại đây lúc này. Các bạn đã đọc được cum từ này nhiều lần ở nhiều nơi rồi. Cụm này có lẽ bắt nguồn từ Thiền học, rồi lan ra khắp thế giới ngày nay. Mọi người đều thích, nhưng có lẽ rất ít người nắm được ý nghĩa của nó để mà sống.

Tại đây lúc này không có nghĩa là hãy hưởng thụ ngay tại đây lúc này, như các COCC ỷ lại và lười biếng thích nói.

Tại đây lúc này là sống tại đây lúc này, dùng thời gian ngay tại đây lúc này một cách tốt nhất cho bạn, vì cuộc đời bạn chỉ là nối kết liên tục của triệu điểm “tại đây lúc này.” Đời bạn có khá không là do bạn có sử dụng triệu điểm “tại đây lúc này” một cách hiệu quả không. Đây là một logic cực kì dễ hiểu.

Tiếp tục đọc

Tháng Một 8, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | 2 bình luận

Tâm huyền diệu

Chào các bạn,

Có sự liên hệ mật thiết giữa chúng ta với thế giới quanh ta (xóm, làng, phường, trường…), đất nước ta, và thế giới ta. Về mặt luận lý thì rất dễ hiểu. Mọi tập thể người, dù nhỏ dù lớn, đều chỉ là các cá nhân gộp lại mà thành, cho nên đời sống của mỗi cá nhân trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống tập thể. Các trường phái tâm linh lớn của thế giới cũng đều lấy điều này làm cơ sở – ta và thế giới là một, hay ta là thế giới là thân thể của Thượng đế (Christ), v.v… Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 16, 2020 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | 1 bình luận

Đời chao đảo

Chào các bạn,

Chúng ta thường thấy đời ta chao đảo – lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, căng, stress, lo, sợ… đủ thứ. Và ta nói “cuộc đời nhiều sóng gió.” Nhưng đó là cuộc đời nhiều sóng gió hay lòng ta sóng gió?

Mọi chúng ta đều đã có kinh nghiệm cho câu trả lời. Nếu ai đó chửi bạn mà bạn nóng lên, thì bạn chao đảo. Tuy nhiên, nếu người ta chửi, nhưng bạn cứ xem như đó là tiếng nước chảy, thì bạn vẫn rất vui vẻ bình an. Vấn đề không phải là điều gì đang xảy ra, mà là lòng ta phản ứng thế nào với điều đó. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 14, 2020 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Thích, chấp và vô chấp

 

Chào các bạn,

Bài này mình giải thích rõ ràng sự khác biệt giữa “thích” và “chấp”, để chúng ta hiểu “chấp” và hiểu “vô chấp”. Vô chấp là khái niệm trung tâm của Phật triết. Vô chấp, vô trụ, thì được giải thoát, giác ngộ – Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm (Không trụ/chấp nơi đâu thì sinh tâm bồ đề – Kinh Kim Cang).

Chúng ta thích đủ mọi thứ trên đời: Tiếp tục đọc

Tháng Tám 8, 2020 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , , , , | 2 bình luận

BỒ TÁT VỮNG TIN

 

Chào các bạn,

Đời sống của chúng ta hình như là một chuỗi khó khăn liên lục. Thực sự thì có vui có buồn, có lên có xuống, nhưng chúng ta thấy khó khăn nhiều hơn, có lẽ vì lý do tâm lý. Cũng như là một ngày bình thường cả ngày thì chẳng thấy gì, nhưng bắt đầu từ 5 giờ chiều đến tối bị nhức đầu hành là ta cảm thấy ngày đó rất đau đớn, dù rằng thực ra chỉ đau đớn từ chiều đến tối. Hoặc bị người ta chửi vào đầu ngày, người ta chỉ chửi một câu dài đúng 2 giây, nhưng mình thì lại bực cả ngày và đêm hôm đó, kéo thêm vài ngày đêm hay cả tháng nữa. Chính vì thế mà đời buồn nhiều hơn vui, khổ nhiều hơn sướng, và nhà Phật nói đời là khổ. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 22, 2020 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa | , , , , | 1 bình luận

Đời vô thường

 

Chào các bạn,

Nhà Phật nói đời vô thường, tức là đời thay đổi liên tục, trong từng sátna của cuộc sống (và chúng ta thay đổi liên tục, chúng ta chết và tái sinh thành người mới trong mỗi sátna).

Thiên hạ cho rằng vì đời vô thường nên ta đau khổ, cho nên hãy sống không thay đổi hay ít ra là bớt thay đổi, như là lên núi dựng am ngồi tu cả đời, hoặc làm gì đó với cùng một nguyên tắc “không thay đổi” như sống trong am. Đó là triết lý chạy trốn cuộc đời, lánh đời. Và đó là chẳng hiểu Phật pháp. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 2, 2020 Posted by | Buddhism, Thiền, Thiền thi, Văn Hóa, Zen | , , , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Có không, không có

Chào các bạn,

Có hai câu kinh có lẽ mỗi bạn nên thuộc lòng để nhớ, vì hai câu đó gói ghém chân lý lớn nhất của đời sống con người. Đó là hai câu đầu của Bát Nhã Tâm Kinh:

Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-Nhã Ba-la-ma-mật-đa thời
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách

Nghĩa là:

Khi Bồ tát Quán Tự Tại thực hành trí tuệ Bát Nhã giải thoát thâm sâu
Thấy rõ mình là Không, ngài vượt qua mọi khổ nạn

Tiếng Anh là:

When Avalokiteshvara Bodhisattva was practicing the profound prajna paramita, he illuminated the five skandhas and saw that they are all empty, and he crossed beyond all suffering and difficulty. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 28, 2020 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Khi ta nổi giận

 

Chào các bạn,

Vấn đề không phải là khi ta yêu. Khi yêu, mọi chúng ta đều là thiên thần. Vấn đề là khi ta nổi giận. Khi nổi giận ta thường thành ác quỷ và đó là vấn đề. Vì thế phải “Làm thế nào để không nổi giận?” Hay, “nếu nổi giận thì làm thế nào để kiểm soát cơn giận của mình để mình vẫn bình tâm và hành xử như thiên thần?” Tiếp tục đọc

Tháng Tư 23, 2020 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | 3 bình luận

Âm trung hữu dương căn

 

Chào các bạn,

“Âm trung hữu dương căn” là “trong âm có gốc dương”. Đầy đủ thì người ta nói: “Âm trung hữu dương căn, dương trung hữu âm căn” – trong âm có gốc dương, trong dương có gốc âm. Có nghĩa là trong cái tốt có mầm cái xấu, trong cái xấu có mầm cái tốt. Đó là nguyên lý vận hành của trời đất vũ trụ và đời sống, trong triết lý vận hành của cuộc đời mà người xưa gọi là Dịch. Dịch là thay đổi, chuyển dịch… “Dịch học” được tóm tắt rõ ràng và giản dị nhất trong “Thái cực đồ”, tức là ảnh Thái cực, ảnh của “nguyên ủy vĩ đại”. Thái cực (Nguyên ủy vĩ đại) có thể được xem là khởi nguyên của vũ trụ, tương tự như Không trong Phật triết, Đạo trong Lão giáo và Thượng đế trong các tôn giáo với ý niệm Thượng đế là gốc. Tiếp tục đọc

Tháng Tư 20, 2020 Posted by | Buddhism, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Hãy có trái tim Bồ tát

 

Chào các bạn,

Những ngày này yên ắng ở nhà và cả thế giới lo âu, là lúc thuận tiện nhất để bạn luyện tập tâm Bồ tát.

Bồ tát là gì?

Bồ tát là phiên âm của Bodhisattva – chúng sinh hữu tình đã giác ngộ. Nhiều kinh sách tiếng Việt gọi là Người tỉnh thức.

Khi người “khởi tâm Bồ đề” tức là phát nguyện tự độ mình (đưa mình qua bờ) và độ mọi chúng sinh, thì người tức thì là Bồ tát. Người ta gọi đó là Bồ tát phàm phu, khác với Bồ tát hiền thánh. Mình thì gọi là Bồ tát tập sự, khác với Bồ tát tròn đầy. (Phật là thành đạt viên mãn đã độ mình và độ mọi chúng sinh xong). Tiếp tục đọc

Tháng Tư 2, 2020 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | 6 bình luận

Biết được bản chất thật của mình

Chào các bạn,

Thế giới tồi tệ vì con người không biết được bản chất thật của họ. Họ thấy họ tồi tệ, tham sân si, rồi họ phóng (project) cái nhìn đó lên thế giới quanh họ, và họ, một cách ý thức hay vô thức, biến cái nhìn đó thành hiện thực. Kết quả là thế giới thành tồi tệ thường trực.

Các bạn đó là Luật Hấp Dẫn, hay Hiệu ứng Pygmalion. Bạn nghĩ thế giới của bạn thế nào thì nó thành thế nấy. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 13, 2019 Posted by | Buddhism, Lĩnh Nam Chích Quái, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | 3 bình luận