TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Tách trà

Nan-in, một thiền sư thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912), tiếp một giáo sư đại học đến để hỏi về Thiền.

Nan-in rót trà. Thiền sư rót đầy tách của giáo sư, và cứ tiếp tục rót.

Vị giáo sư nhìn trà tràn ra ngoài cho đến lúc ông không nhịn được nữa, “Tràn ra ngoài rồi, không thêm được nữa!”

“Như là tách trà này,” Nan-in nói, “ông đầy ý kiến và phỏng đoán. Làm sao tôi có thể chỉ Thiền cho ông nếu ông không đổ sạch tách của ông trước?”

Bình:

* Câu chuyện này không nhất thiết chỉ đúng cho học Thiền. Muốn tìm hiểu bất kỳ điều gì ờ đời–một tôn giáo, một người, một nhóm người, một nền văn hóa, một dân tộc, một lịch sử, một vụ kiện, v.v… chúng ta phải đổ sạch tách thành kiến, giả định, phỏng đoán và kết luận trong đầu–một cái tách trống rỗng, một tờ giấy trắng tinh–thì chúng ta mới có thể học hỏi được.

Bạn đang bắt đầu vào cuộc hành trình qua 101 Truyện Thiền để tìm hiểu Thiền là gì. Đây là truyện đầu tiên. Bạn cần đổ sạch tách của bạn, để bước vào và đi qua cuộc hành trình này.

Bạn đã nghe, đọc, biết và hiểu gì về Thiền trước kia? Xin bạn đổ sạch. Để tâm và trí trống rỗng cho cuộc hành trình.

Tâm rỗng lặng, nhớ nhé.

* Và đây là tinh yếu: Tâm rỗng lặng là tâm thiền.

Khi tâm bạn rỗng lặng hoàn toàn, không hề có một thành kiến, giả định, phỏng đoán và kết luận nào, thì đó chính là Thiền. Bạn đã đạt được Thiền.

Bài học đầu tiên cũng là bài học cuối cùng. Phương tiện (giữ tâm rỗng lặng để học) cũng là mục đích (đạt được tâm rỗng lặng).

(TĐH dịch và bình)

 

A Cup of Tea

Nan-in, a Japanese master during the Meiji era (1868-1912), received a university professor who came to inquire about Zen.

Nan-in served tea. He poured his visitor’s cup full, and then kept on pouring.

The professor watched the overflow until he no longer could restrain himself. “It is overfull. No more will go in!”

“Like this cup,” Nan-in said, “you are full of your own opinions and speculations. How can I show you Zen unless you first empty your cup?”

Annotation:

* This story is true not only for Zen study but also for everything else.

To find understanding in anything – a religion, a person, a group of people, a culture, a people, a history, a court case, etc., we must empty the cup of prejudices, assumptions, speculations and conclusions already existing in our mind/heart – an empty cup, a blank sheet of paper – then we may understand.

You are starting a journey through 101 Zen Stories to explore Zen.  This is the first story. 
You need to empty your cup, to enter and go through the journey.

What have you heard, read, known and understood about Zen previously?
Please put them aside.  Keep your mind and heart empty for the journey.

An empty mind/heart, remember!

* And here is the essence of the teaching: The empty mind/heart is the Zen heart.

When your mind/heart is totally empty, when your mind/heart has no prejudices, no assumptions, no speculations and no conclusions, then that is Zen. You have achieved Zen.

The first lesson is also the last lesson. The means (keeping an empty mind/heart) is also the goal (achieving an empty mind/heart).

(TĐH annotated)

Tháng Mười Hai 10, 2009 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền |

8 bình luận »

  1. Chào anh Hoành,

    Bài viết Tách Trà theo thiển ý tôi:
    Nói và bàn về sự Cẩn thận, kiên nhẫn, khiêm nhường, chí tâm cầu đạo.

    Trích đoạn của bài viết.

    a. Thiền sư rót đầy tách của giáo sư, và cứ tiếp tục rót. Tràn ra ngoài mà vẩn rót.

    b. “ông đầy ý kiến và phỏng đoán. Làm sao tôi có thể chỉ Thiền cho ông nếu ông không đổ sạch tách của ông trước?”

    c. Để tâm và trí trống rỗng cho cuộc hành trình.
    ——————————————–
    01. Người có trí và tuệ thức càng cao thì họ càng khiêm nhường là lẽ tất nhiên. Nên sự cẩn thận của Thiền-sư là chí lý, khi cố tình rót trà cho tràn ra ngoài. Là thăm dò căn cơ của người hỏi mình. Thí dụ: Sự kiên nhẫn của họ và trí tuệ.v.v.

    02.Vị Thiền-sư đã hiểu một phần nào tâm ý của vị Giáo-sư đó, khi thấy sự phản ứng của vị đó.

    03. Thiền-sư nói “ông đầy ý kiến và phỏng đoán. Làm sao tôi có thể chỉ Thiền cho ông nếu ông không đổ sạch tách của ông trước?”.

    Nhưng ở ngoài đời, ta không phải là Thiền-sư. Nếu làm vậy, thì đời cho ta là người bất cẩn.

    04. Tóm lại: Chúng ta sẽ hình dung ra được hai giả thuyết.
    4.1. Vị Thiền-sư làm một bài toán cho mình. Trước khi nói. Thì phải cẩn thận dò xét là “đổ nước trà cho tràn ra chén”.

    4.2. Phải cần khiêm nhường với vị Giáo-sư đó (Là sự giao thiệp bình thường của người đời). Nhưng trong nội kết câu 2 của Thiền-sư.
    Ám chỉ về nội tâm của vị giáo sư là phải có thiện tâm học hỏi thì người ta mới chỉ dạy cho mình.
    Như là Phải để tâm và trí trống rỗng cho cuộc hành trình (cầu đạo). Như Bình giải vậy. Rất cám ơn anh cho lời khuyên rất hay này.

    Do vậy làm việc gì! thì cũng,

    Hãy thận-trọng giữ-gìn lời nói,
    Thu-thúc thân-tâm khỏi điều tà.
    Nghiệp thanh-tịnh đủ cả ba,
    Thánh-đạo Phật-đà đã dạy, chứng xong.

    05.1. Là sự cẩn thận, khiêm nhường của vị Thiền-sư và lời đáp của ông.

    05.2. Nếu ta là Vị Giáo Sư đó thì dùng phương tiện là “Kiên nhẫn”.
    Sao đó là hỏi đạo thì đời sống hàng ngày phải bỏ. Chính là tâm trí phải thật trống rỗng. Chính là cái “Thiện xảo”cầu đạo.

    Bình luận bởi phapcu | Tháng Ba 13, 2011

  2. Hehe, được Má yêu forward web này, thấy hay quá, em mạo muội góp chút thiển ý.

    Thiền thì không nói, nói ra đã là sai mất rồi, và nhất là cái nói về phân tích, biện luận, lý giải… Ngôn từ đối với thiền như vẽ chân cho rắn. Vậy nếu có nói, có dùng từ, thì từ ấy, ngữ ấy nên phát ra từ tấm lòng, từ tâm, từ sự chứng nghiệm và chứng ngộ chứ không thể thông qua lý trí, lý trí chỉ là hạt bụi vướng trước cửa thiền vậy.

    Nước chảy thì cứ để nước chảy, vậy thôi.

    Bình luận bởi Nguyễn Sỹ Cường | Tháng Mười Hai 14, 2011

  3. Em xin hói anh chį là kêt quà së ra Sao nêu vį giáo sù cú dê trà tràn mà không nói gī.. Em bį nghï không ra

    Bình luận bởi Hoang My | Tháng Tư 9, 2013

  4. Chúc mọi người nhanh giác ngộ, và Đắc đạo.

    Bình luận bởi Bửu | Tháng Sáu 6, 2013

  5. Thế à!

    Bình luận bởi the_a | Tháng Mười 5, 2014

  6. Nếu ông giáo sư mà biết loại bỏ mọi định kiến.mọi suy nghĩ,để tâm trống rỗng trước khi tới ông thiền sư.thì không biết ông thiền sư sẽ dạy cái gì tiếp nhỉ.dạy chân lý chăng

    Bình luận bởi unghoa | Tháng Ba 27, 2016

  7. Hi unghoa, nếu được vậy thì ông giáo sư đã thấy được chân lý và đã chẳng tìm đến thiền sư làm gì.:-)

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Ba 27, 2016

  8. Nếu, vâng nếu: Vị giáo sư cứ để Thiền sư rót trà cho tràn mãi mà không nói gì, thì Thiền sư sẽ tùy theo tâm thái của vị giáo sư mà tiếp tục câu chuyện:
    1/. Ông không cần phải hỏi về Thiền nữa. Vì “đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”.
    2/. Ông có thể hỏi rồi đó. Vì vị giáo sư đã có “Phương tiện”.
    Mạo muội, chúc cả nhà vui vẻ. Trang Web rất hay, bổ ích!

    Bình luận bởi Trung | Tháng Tám 2, 2022


Bình luận về bài viết này