TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Bao dung độ lượng với đời

lotus

Chào các bạn,

Bao dung là chịu đựng hoặc tha thứ, tiếng Anh là tolerate. Độ lượng là rộng rãi, rộng lượng, hào phóng, tiếng Anh là generous. Bao dung độ lượng là nhẫn nhịn, chịu đựng, và rộng rãi để tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Thường thì có nhiều người, vô tình hay cố ý, làm phiền chúng ta mỗi ngày – nói xấu, hạch tội, tranh chấp, giành giật, đâm sau lưng… và nếu có thể thì chúng ta chơi theo kiểu “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại” – nghĩa là chiêu tấn công đầu tiên của họ là đất, thì ta phải trả lời bằng chiêu kim loại chì, đánh cho nó tơi tả. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 13, 2023 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Công thức và đỉnh điểm tâm linh

Chào các bạn,

Vấn đề khó nhất cho học trò là học gì thì cũng phải học công thức trước – từ giản dị đến các công thức khó hơn từ từ. Nhưng trong tất cả mọi loại nghệ thuật, nhất là nghệ thuật sống, thì công thức chỉ có thể học rồi bỏ thì ta mới đạt được đỉnh điểm.

Tất cả mọi loại nghệ thuật đều như thế. Công thức là chỉ cho học trò, đến lúc thành thầy bạn phải có rất nhiều sáng tạo – từ nấu ăn, đến hội họa, đến âm nhạc, đến võ thuật… Nghệ thuật sẽ không là nghệ thuật nữa nếu con người chỉ biết làm theo công thức như robot và hoàn toàn không có sáng tạo.

Đời sống tâm linh cho trái tim linh thiêng của bạn thì lại còn đòi hỏi mức độ nghệ thuật cao hơn các loại nghệ thuật khác rất nhiều. Bạn không thể dính cứng vào các công thức của bất kì pháp môn nào bạn học được mà hòng có thể đi đến đỉnh điểm. Tất cả mọi thứ pháp môn – ăn chay, niệm phật, tụng kinh, tham khảo kinh sách, ngồi thiền… đều chỉ là công thức. Và thiên hạ rất thích ôm cứng vào công thức – đó chính là “chấp” – vì công thức thì rất dễ, chỉ làm một lúc là quen và cứ lập lại như thế, và nó cho người ta cảm giác là người ta đã thuần thục, đã “đạt”. Chẳng đạt gì cả, các bạn. Công thức thì chỉ như là vẹt học nói, chẳng có gì để đạt. Bám vào công thức chính là “chấp”, mà Phật pháp là “vô chấp”.

Lấy trái tim của mình làm chính – trái tim tinh khiết, không bám vào đâu, và từ bi, đó mới là điều chính. Tanzan bồng kỹ nữ qua đường – phe lờ “nam nữ thọ thọ bất thân”, uống rượu mỗi ngày, và ban ngày thích ngủ lúc nào thì ngủ. Mọi thứ này đều được xem như phạm luật – phạm công thức thì đúng hơn. Nhưng Tanzan là một thiền sư lớn, dạy triết học trong Đại học Hoàng gia Nhật.

Công thức là chỉ để cho học trò học quen lề lối. Dùng công thức để đến gần được với trái tim mình hơn, tới trái tim rồi thì không cần công thức, như người đã qua được sông thì không còn cần bè.

Đỉnh điểm là trái tim không bám víu vào điều gì, và chỉ đầy vô lượng từ bi cho mọi chúng sinh. Thực sư là nếu trái tim bạn không chấp vào đâu, bạn tự nhiên đầy vô lượng từ bi với mọi chúng sinh, vì từ bi đã có trong gene của mọi sinh vật bầy đàn. Từ bi có thể bị tham sân si che mất, nhưng từ bi, trái tim Phật của bạn, luôn có đó trong bạn.

Cho nên, người học pháp môn gì cũng cần biết mình đang đi về đâu, đỉnh điểm mình nhắm tới là gì, để trái tim minh biết đường mà làm việc. Các pháp môn đủ kiểu chẳng thể đưa bạn đi đâu cả nếu trái tim bạn không hướng về đỉnh điểm bạn muốn.

Đỉnh điêm tu tập là “Phật tâm” – trở về với trái tim Phật của bạn. Trái tim Phật có hai điều chính: không bám vào bất kì điều gì, và luôn đầy yêu thương cho mọi sinh linh.

Luc tổ Huệ Năng, không biết đọc và không biết viết, nghe hàng xóm đọc Kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” (không bám/trụ vào đâu thì sinh tâm [bồ đề] đó), thì Huệ Năng tức thì giác ngộ. Đương nhiên là vì Huệ Năng đã hiểu sâu sắc ý nghĩa “không bám vào đâu” là gì trong cách sống hằng ngày của chính Huệ Năng. Huệ Năng có lẽ cũng chẳng biết pháp môn náo cho nên chẳng có công thức nào để mà bám.

Bồ đề Đạt Ma nói: “Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành phật” nghĩa là sao? Nghĩa là tâm thật (chân tâm) của mình đã là tâm Phật. Chỉ thẳng vào đó, đi thẳng vào đó (trực chỉ) thì mình thấy được bản tính thật của mình (kiến tánh – và tánh của mình là Phật tánh), thì mình thành Phật, tức là sống lại được với trái tim Phật nguyên thủy của mình.

Vấn đề là đa số mọi học trò khi đã được cho một số công thức thì cứ bám vào đó như em bé ôm cứng bình sửa bú. Chẳng thể trưởng thành được trong đời sống tâm linh nếu bạn sống như robot.

Nắm vững mục tiêu cuối cùng: Trái tim không vướng mắc (không chấp vào đâu) và vô lượng từ bi.

Chúc các bạn luôn hướng lòng về đỉnh điểm.

Mến,

Hoành

© copyright 2022
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Tháng Tám 31, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , , , , | 1 bình luận

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

Chào các bạn,

“Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền – Nhìn cảnh, tâm Không, hỏi chi thiền”. Đây là câu kết của bài phú Cư Trần Lạc Đạo của Trúc Lâm Thiền tổ Trần Nhân Tông.

Mình dịch “vô tâm” là “tâm Không” và viết hoa chữ “Không”, thay vì dịch sát từ là “không tâm”, vì “không tâm” có thể bị hiểu nhầm rất thường, như người ta hay dùng hằng ngày: “Thằng đó vô tâm lắm”, có nghĩa là “chàng đó không có trái tim/đầu óc”, tức là “chàng đó chẳng quan tâm vào điều gì cả” hoặc “chàng đó rất gian ác lạnh lùng.” Tiếp tục đọc

Tháng Tám 13, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Thiền thi, Văn Hóa, Zen | , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Stress

Chào các bạn,

Các bạn thấy chữ stress thường xuyên, Việt hóa là xì trét, dịch sang một chữ Việt khác thì mình có cảm tưởng chữ “căng” là chữ gần nhất.

Stress ban đầu có nghĩa vật lý là sức ép. Như là thời tiết tạo sức ép lên một căn nhà, sức ép của các chấn động mạnh lên một chiếc xe đang chạy… Tâm lý học mượn từ stress đó để nói về các sức ép tâm lý trên tâm trí con người.

Đương nhiên là mọi chúng ta đều biết stress và có kinh nghiệm với stress mỗi ngày. Chúng ta stress vì chuyện con cái bị bệnh, vợ chồng giận nhau, tranh chấp với đồng nghiệp, cãi nhau với khách hàng, lái xe bị giành đường, gặp mưa ngập lụt trên đường về, đang trễ giờ hẹn, mới bị phê phán… Kể ra thì phải có cả nghìn thứ để ta stress mỗi ngày. Và mình chẳng cần nói thêm gì về stress vì mỗi chúng ta đều là thầy stress cả rồi, chẳng có gì phải nói thêm với nhau.

Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 21, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , , | 1 bình luận

Làm chủ thế giới của bạn

Chào các bạn,

“Tâm làm chủ” là câu mở đầu Kinh Pháp Cú (Dammapada):

Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, tâm tạo

Vậy các bạn có biết “tâm làm chủ” là gì không? Tiếp tục đọc

Tháng Ba 31, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Hỏi và trả lời – tâm không

Chào các bạn,

Đọc truyện Thiền các bạn thấy các thiền sư nói chuyện với nhau rất ngộ nghĩnh, chẳng ai có thể hiểu được. Kiểu như, Trò: “Gió mát quá”. Thầy: “Chẳng thấy gió”. Trò hốt nhiên đại ngộ.

Người đọc chẳng biết tại sao.

Tưởng tượng được bạn đọc: Chàng: Em thấy ngọn núi đó không? Nàng: Anh thật là đáng yêu.

Cái gì? Tiếp tục đọc

Tháng Ba 12, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Phán đoán và thành kiến

zen-enso1

Chào các bạn,

Nhà Phật nói: “Đồ tể buông đao thành Phật.”

Có anh đồ tể và bạn không mấy thiện cảm với đồ tể sát sinh mỗi ngày như thế, và bạn rất xem thường loại người “tội lỗi” này. Và anh đồ tể này ngày hôm qua là đồ tể, nhưng anh ấy buông đao. Sáng nay khi bạn tình cờ gặp anh ấy ngoài đường, anh ấy đã là Phật. Nhưng bạn không biết điều đó và bạn tiếp tục thái độ khinh khỉnh với anh ta. Chắc chẳng ai bắt lỗi bạn vì không biết, nhưng chắc chắn là bạn sẽ khó tha lỗi mình vì có mắt không tròng, ứng xử với một vị Phật như thế. Tiếp tục đọc

Tháng Một 26, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Vô Ngã

Chào các bạn,

“Vô ngã” (không tôi) là một khái niệm trung tâm của Phật học, và cũng như mọi khái niệm căn bản khác của Phật học, người ta thường chẳng hiểu gì cả. Phật học luôn thử thách trí tuệ của đầu óc.

Làm thế nào mà “không tôi” được? Điều gì cũng phải bắt đầu từ “tôi” – tôi ăn, tôi ngủ, tôi làm, tôi tư duy, tôi quyết định… “Tôi” đứng trong mọi mệnh đề nói bất kì điều gì về tôi. Vậy làm sao mà không tôi được? Tiếp tục đọc

Tháng Một 17, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Sátna thành Phật

bodhisattva

Chào các bạn,

Chúng ta học Thiền, học tĩnh tâm, cầu nguyện, suy niệm, thiền Vipasana, thiền sổ tức… để tìm tĩnh lặng cho tâm hồn.

Nhưng những thứ đó là những thứ hỗ trợ bạn trên đường đi tìm tĩnh lặng. Tự chúng, chúng không cho bạn tĩnh lặng. Đây là một chân lý các bạn cần nắm vững.

Thiên hạ cả thế giới làm đủ mọi thứ để tìm bình an cho tâm hồn – kinh sách, nhà thờ nhà chủa, thiền đủ kiểu, lễ bái, rượu bia, thuốc ngủ… Chẳng có thứ nào trên đời, tự chính nó, có thể làm cho bạn tĩnh lặng. Mọi thứ đều ở bên ngoài bạn, và tâm hồn thì ở bên trong. Cùng lắm thì chúng chỉ đưa bạn tới được cánh cửa của tâm hồn bạn. Tiếp tục đọc

Tháng Một 12, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | 1 bình luận

Cây tre

tre

Chào các bạn,

Mọi chúng ta đều biết cây tre là biểu tượng cho Việt Nam. Chúng ta có thể thấy tre trong rất nhiều tranh ảnh nghệ thuật và văn thơ. Tre là biểu tượng đầu tiên cho thôn làng, và do đó biểu tượng cho đất nước.

Và đương nhiên là chúng ta cũng thấy tre từ xa xưa đã gắn liền với đời sống người Việt thế nào – từ thực phẩm (măng) đến mọi dụng cụ từ trong nhà ra ngoài hầu như đều có tre trong đó – muỗng đũa, rổ rá, bàn ghế, giường, (cán) dao rựa, tường nhà hay bờ kè dọc kinh rạch, vũ khí – chông, côn, giáo… Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 6, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Giải thoát khỏi lòng tham

Chào các bạn,

Lòng tham làm người ta thành ngu dốt. Điều này thì có lẽ các bạn đã thấy hết rồi. Chỉ nhìn những người tham lam ích kỷ quanh mình, thấy ngay họ bủn xỉn, cau có, stressed và gây gổ thường xuyên như thế nào, thì ta biết ngay tham lam là ngu dốt. Nhà Phật dạy rằng có ba độc giết hại con người: Tham, sân, si. Tham đứng đầu.

Đây là điều các bạn cần nhớ. Các bạn thấy rất nhiều đại gia lường gạt, nhũng lạm, lừa lọc bị đi tù? Có bao giờ bạn suy nghĩ sâu một tí về điều đó chưa? Đã là đại gia thì ngồi trên một đống tiền, trong nước chẳng mấy người nhiều tiền như mình. Tại sao mình phải gian dối, nhũng lạm, lừa lọc làm gì, trong khi tiền mình đang có tiêu mãi cũng không hết? Thiên hạ ngu si, đâm đầu vào những chuyện họ hoàn toàn không cần làm, để được ở tù. À, cơm tù rất ngon, nhà tù đẹp hơn khách sạn 5 sao. Bạn tù là những người dễ thương nhất thế giới. Quản tù là đầy tớ tốt nhất của dân (tù). Tôi muốn vào trong đấy ở! Được không? Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 22, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Sống trong tinh thần Bát Nhã Tâm Kinh – Sắc Không

Chào các bạn,

Bát Nhã Tâm Kinh bắt đầu bằng bốn câu. Hai câu đầu là:

Quán-Tự-Tại Bồ tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách

Dịch:

Khi Bồ tát Nhìn-Tĩnh-Lặng thực hành Trí tuệ giải thoát
Thấy rõ mình là không, ngài vượt qua mọi khổ nạn
Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 14, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Thuốc ngôn ngữ bọc đường

Sugar-Coated-Tablets

Chào các bạn,

Chúng ta thường dùng rất nhiều từ Hán Việt trong ngôn ngữ khoa bảng và trong các môn học về triết lý hoặc tâm linh. Đó hình như là điều bắt buộc, vì các từ Hán Việt thường gọn gàng hơn các từ thuần Việt (tiếng Nôm), ví dụ “một chiếc trực thăng” thì gọn gàng hơn “một chiếc máy bay lên thẳng.”

Tuy nhiên, các từ Hán Việt thường có ý nghĩa mơ hồ đối với người Việt và do đó thường không tạo ấn tượng mạnh mẽ rõ ràng cho người nghe. Chúng ta có thể dùng một số từ trong Phật học để làm ví dụ, vì các từ Phật thường bàng bạc trong văn hóa Việt và mọi người, từ bình dân đến khoa bảng, đều rành rẽ. Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 4, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Sống tùy duyên và sống kỷ luật

Sống tùy duyên và sống kỷ luật

Chào các bạn,

Sống tùy duyên là sống tùy theo điều gì đến với mình, có cơm thì ăn cơm, có cháo thì ăn cháo, gặp nắng thì theo nắng, gặp mưa thì theo mưa. Sống kỷ luật là sống với kỷ luật, một khuôn thước có sẵn cho mình.

Hai cách sống này – tùy duyên và kỷ luật – xem như đối nghịch nhau, một đằng là luôn uyển chuyển thay đổi với thời gian và hoàn cảnh, một đằng là một khuôn thước hẳn hòi và cố định.

Tiếp tục đọc

Tháng Năm 22, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Trái tim thanh tịnh

Chào các bạn,

Điều nhà Phật gọi là xung động thường là những tình cảm và cảm xúc trong ta làm tâm trí ta bị chộn rộn, thiếu tĩnh lặng và không tập trung được. Các tình cảm và cảm xúc này gọi là thất tình lục dục. Thất tình là bảy loại cảm tính: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục – mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn. Lục dục là sáu loại muốn (hay ham muốn): Nhãn dục (ham cái nhìn), nhĩ dục (ham điều nghe), tỉ (ham mùi thơm), thiệt (ham vị nếm), thân dục (ham cơ thể), ý (ham tư tưởng). Những thứ này đều là tình cảm và cảm xúc thường xuyên của con người. Nhưng ta khi bám chấp vào chúng, tức là ham muốn, chúng làm ta mất tập trung và do đó xung động. Tiếp tục đọc

Tháng Tư 14, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này