TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Lĩnh Nam Chích Quái

Lĩnh Nam Chích Quái là một trong những tác phẩm văn học dân gian đầu tiên của Việt Nam, viết bằng chữ Hán văn xuôi, rất quý hiếm còn lại từ thời Lý, Trần. Chưa biết rõ tác giả là ai, có thể do Trần Thế Pháp soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIV, sau được Vũ Quỳnh và Kiều Phú ở cuối thế kỷ XV hiệu chính.

Lĩnh Nam Chích Quái làm một tập truyện thần thoại cổ, mang nhiều biểu tượng của triết lý và tâm linh Việt Nam. Đa số các nhân vật trong Lĩnh Nam Chích Quái là thần thoại–Lạc Long Quân Âu cơ, Tiên Dung Chử Đồng Tư, Trọng Thuỷ Mỵ Châu, Tháng Dóng Phù Đổng Thiên Vương, Lý Ông Trọng, Phật Mẫu Man Nương, v.v…–nhưng lại có đền thờ hẳn hoi, và nhân dân vẫn thành tâm lễ bái cho đến ngày nay.

Tại sao?

Tại vì Lĩnh Nham Chích Quái chứa đựng nếp sống tâm linh, triết lý sống, của người Việt. Nó là một loại thánh kinh của tín ngưỡng Việt.

Đọc Lĩnh Nam Chích Quái để hiểu được triết lý sống và chiều kích tâm linh truyền thống của người Việt từ nghìn năm trước, dĩ nhiên là còn đầy trong dòng máu của mỗi chúng ta hôm nay. Hiểu Lĩnh Nam Chích Quái là hiểu được một phần sâu thẳm của chính mình.

Phần chính truyện sau đây do Nguyễn Hữu Vinh dịch từ Hán Văn, từ bộ sách đồ sộ: “Việt Nam Hán Văn Tiểu Thuyết tùng san”, gồm hơn 40 bộ sách cổ xưa của Việt Nam, do Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, hợp tác với Viện Viện Đông Bác Cổ (Ecole Francaise d’Extreme Orient), Paris và Đại Học Chung Cheng, Taiwan, Trần Khánh Hạo chủ biên, và nhà sách Học Sinh Thư Cục ở Taipei ấn hành, năm 1992.

Phần bình truyện do Trần Đình Hoành phụ trách.

* Lĩnh Nam Chích Quái dẫn nhập
1. Truyện họ Hồng Bàng
2. Truyện cá tinh
3. Truyện chồn tinh
4. Truyện cây tinh
5. Truyện trầu cau
6. Truyện Đầm Một Đêm (Tiên Dung & Chử Đồng Tử)
7. Truyện Phù Đổng Thiên Vương
8. Truyện bánh chưng
9. Truyện dưa hấu
10. Truyện chim trĩ trắng
11. Truyện Lý Ông Trọng
12. Truyện giếng Việt
13. Truyện Rùa Vàng
14. Truyện Man Nương
15. Truyện núi Tản Viên
16. Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt
17. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không
18. Truyện Nam Chiếu
19. Truyện sông Tô Lịch
20. Truyện Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải
21. Truyện Hà Ô Lôi
22. Truyện Dạ Xoa
* Giới thiệu phần “Tục Biên”
1. Truyện Sĩ Nhiếp
2. Truyện Sóc Thiên Vương
3. Truyện Ba Vị Phu Nhân Ở Cửa Kiền
4. Truyện thần Vương khí Long Độ
5. Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ
6. Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện thần Hậu Thổ
7. Truyện Vuốt Rồng trừ giặc
8. Truyện Phùng Bố Cái Đại Vương
9. Truyện hai bà Trinh Linh họ Trưng
10. Truyện Trinh Liệt Phu Nhân Mỵ Ê
11. Truyện Đại Thần Vương Hồng Thánh
12. Truyện thần Minh Ứng Yên Sở Lý Phục Man
13. Truyện thần đá Cao Lỗ
14. Truyện Xung Thiên Chiêu Ứng Thần Vương
15. Truyện thần Thổ địa Đằng Châu
16. Truyện thần Uy Hiển Bạch Hạc
17. Truyện Thần Châu Long Vương
18. Truyện Ni sư Đức Hạnh
19. Truyện Phạm Tử Hư
* Lời cuối

28 bình luận »

  1. Hi Tùng,

    Trích hay Chích đều được. Có nghĩa là “lấy ra một phần” như trong “trích dẫn”. Hồi trước ở miền Nam người ta hay nói Lĩnh Nam Trích Quái. Sau này có lẽ theo văn học Bắc hà nên gọi là Lĩnh Nam Chích Quái.

    Bài “Giáo trình môn Sơ lược lịch sử Phật giáo VN…” có thể có chút vấn đề. Bài học “lịch sử” này mở đầu bằng cách lấy truyện Tiên Dung và Chử Đồng Tử trong Lĩnh Nam Chích Quái làm chính. Thế thì có vấn đề lớn. LNCQ là truyện thần thoại, có tính cách triết lý, không phải là truyện lịch sử. Nếu học lịch sử mà dùng LNCA làm chỉ đạo thì rất sai. Không thể mang thần thoại làm lịch sử được. Mang truyện thần thoại vào bài học lích sự để minh họa một tí cho vui thì được. Chứ thần thoại (hay truyện cổ tích) mà lại xem như là lịch sử thì ta có vấn đề rất lớn về hiểu biết lịch sử của ta.

    Bình luận bởi tdhoanh | Tháng Tư 24, 2010

  2. trích và chích là 2 từ và 2 nghĩa khác nhau ….nó có thể đứng một mình hoặc đứng cùng với từ khác để có nghĩa khác,
    trích : có nghĩa là lấy từ cái gì ra một ít
    chích : có nghĩa là đâm vào cái khác….
    đều là động từ…
    như vậy, tuỳ theo nội dung của cuốn sách này mà dùng từ chích hay trích.
    hảo ý, hảo ý…

    Bình luận bởi thao | Tháng Tư 20, 2011

  3. Trên wikisource có bài nói về LNCQ của Nguyễn Hữu Vinh và Trần Đình Hoành, và link đến ĐCN.

    http://vi.wikisource.org/wiki/L%C4%A9nh_Nam_ch%C3%ADch_qu%C3%A1i

    Bài này trong wikipedia có link đến LNCQ trên trandinhhoanh.wordpress.com.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%A9nh_Nam_ch%C3%ADch_qu%C3%A1i

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Năm 24, 2011

  4. Hello! Thank you for posting this book online. I cannot find it anywhere in the bookstore! Cheers, Georg

    Bình luận bởi Georg Behrens | Tháng Tám 8, 2011

  5. thua bac, giá trị của lĩnh nam chích quái voi sự phát triển của văn học viet nam là gì ?
    cảm ơn bác rất nhiều

    Bình luận bởi gia tri của lính nam chích quái | Tháng Mười Hai 21, 2011

  6. thua bac gia tri cua linh nam chich quai voi su phat trien cua van hoc viet nam la gi a?

    Bình luận bởi Ngọc | Tháng Một 5, 2012

  7. chau chao chu!
    chú có thể phân tích cho cháu để chỉ ra những tiếp biến văn hóa đầu thời kì Bắc Thuộc qua truyền thuyết Man Nương được không ah?
    cháu cám ơn chú trước nhé. hihix!

    Bình luận bởi minh tam | Tháng Tư 5, 2012

  8. Cho hỏi có thể tìm bản Hán văn của Lĩnh Nam Trích Quái và Việt Điện U Linh ở trang web hay tài liệu nào không?

    Bình luận bởi quanghue51 | Tháng Chín 10, 2013

  9. Đúng phải là Lĩnh Nam chích quái. Viết Lĩnh Nam trích quái là sai.
    Hai từ “Chích” và Trích hoàn toàn khác nhau về nghĩa:
    – Trích: Có nghĩa là trích tuyển, trích lục
    -Chích: có nghĩa là là hái quả, thu lượm
    => Lĩnh Nam chích quái có nghĩa là truyện kỳ lạ thu góp được, lượm lặt được ở cõi Lĩnh Nam.

    Bình luận bởi Nguyễn Tường Lân | Tháng Mười 20, 2013

  10. bạn ơi tại sao đường link http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=751:lnh-nam-chich-quai-tip-cn-vn-hoa&catid=42:cong-trinh-khoa-hc&Itemid=116
    này không có dữ liệu j vậy ạ?

    Bình luận bởi Huong Giang | Tháng Mười Hai 13, 2013

  11. Hương Giang phải hỏi chủ nhân website này http://khoavanhoc-ussh.edu.vn

    Còn ở blog này thì HG cứ đến thẳng https://trandinhhoanh.wordpress.com/linh-nam-chich-quai/

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Mười Hai 13, 2013

  12. dạ vâng ạ
    cháu học ở trường khoa văn của trướng ussh ạ, thầy Nguyễn hùng Vỹ có bảo vào trang http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/ này để tìm tài liệu nhưng cháu chẳng thấy gì cả ý ạ!
    chú có thể dạy cháu cách tìm tài liệu trên trang web được không ạ?
    hì cháu cám ơn chú nhiều ạ!

    Bình luận bởi Huong Giang | Tháng Mười Hai 14, 2013

  13. Hi Hương Giang,

    Chú thấyt trên trang web khoavanhoc-ussh.edu.vn có ghi: “THÔNG BÁO: TRANG WEB ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN BẢO TRÌ VÀ TẠM NGƯNG HOẠT ĐỘNG”.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Mười Hai 14, 2013

  14. Chú Hoành ơi thế giá trị của lĩnh nam chích quái và ý nghĩa của truyện hồng bàng thị là gì ạ

    Bình luận bởi Love snow | Tháng Mười Hai 28, 2013

  15. Love snow đọc bài đầu tiên “Dẫn nhập” và bài cuối “Lời cuối” thì biết.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Một 1, 2014

  16. Cháu chào chú, Chú ơi cho cháu hỏi cháu muốn tìm cuốn Lĩnh Nam chích quái bản 1992 thì có thể tìm ở đâu được ạ? Cháu cảm ơn

    Bình luận bởi Hường | Tháng Hai 14, 2014

  17. Hường, chú không rành các bản đã in. Bản Lĩnh Nam Chích Quái trên blog này là bản do chú Nguyễn Hữu Vinh ở Đài Loan dịch trực tiếp từ bản tiếng Hán cổ.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Hai 14, 2014

  18. Vâng cháu cảm ơn chú, Cháu tìm giúp một thầy chùa mà không biết nên tìm ở đâu.Trên mạng có nhiều bản in quá e không sát với bản gốc

    Bình luận bởi Hường | Tháng Hai 15, 2014

  19. Nếu Hường cần bản gốc, thì bản này của chú Nguyễn Hữu Vinh là rất gốc đó.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Hai 19, 2014

  20. chu oi noi dung chinh cua linh nam trich quai la j a

    Bình luận bởi pham thi hien | Tháng Ba 5, 2014

  21. Hi Hiền, cháu đọc chương đầu tiên-Dẫn Nhập-thì sẽ rõ.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Ba 5, 2014

  22. Chào chú Hoành, con đã đọc 101 truyện Thiền va bình giả của chú. Thật ý nghĩa và nhiều bài học con áp dụng từ những câu chuyện đó. Cảm ơn Chú đã cho mọi người hiểu. Dự (duhoangdang@gmail.com)

    Bình luận bởi Dự | Tháng Tám 25, 2014

  23. Nam mo a di

    Bình luận bởi Thủy Chử Thị | Tháng Chín 14, 2015

  24. Chào chú Hoành, cháu đang cần tìm nguyên văn Hán văn của Lĩnh Nam chích quái, chú có thể đăng lên được không. Cảm ơn chú.

    Bình luận bởi qlebrl | Tháng Năm 27, 2016

  25. Cháu chào chú, cháu tình cờ tìm được bản LNCQ pdf của chú Nguyễn Hữu Vinh dịch và chú viết lời bình trên google. Sau khi đọc xong cháu phải tìm hiểu về người viết phần bình trong ấy ngay vì đối với cháu, những lời bình của chú không chỉ giải thích thêm về câu chuyện mà sự phân tích vừa hợp lý vừa sâu rộng của chú còn khiến người đọc nhận thấy cần quay về đọc lại Sử ta theo cách thật khách quan, tìm hiểu thêm về Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo và cảm nhận được rõ hơn giá trị của LNCQ. Cháu xin cám ơn các chú đã dịch và bình giải, cũng như chia sẻ miễn phí cho chúng cháu nguồn tư liệu bổ ích ạ.

    Bình luận bởi Soro | Tháng Tư 20, 2019

  26. Đọc phần bình của anh Hoành thấy nể anh dễ sợ. Làm sao để em có thể nhìn sâu sắc được như anh ạ. 🙂

    Bình luận bởi nhiepthanh | Tháng Mười Hai 25, 2019


Bình luận về bài viết này