TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Vậy à

Thiền sư Hakuin được láng giềng ca tụng là sống một cuộc đời tinh khiết.

Gần nơi thiền sư ở có một cô gái đẹp con của ông bà chủ tiệm thực phẩm. Đột nhiên bố mẹ cô gái khám phá là cô đang có thai.

Bố mẹ cô rất giận. Cô chẳng thú nhận ai là bố đứa bé, nhưng sau nhiều áp lực, cuối cùng cô khai tên thiền sư Hakuin.

Cực kỳ giận dữ, bố mẹ cô đến gặp thiền sư. “Vậy à.” thiền sư chỉ nói vậy.

Sau khi đứa bé chào đời, nó được mang đến cho Hakuin. Đến giờ này thiền sư đã hoàn toàn mất hết tăm tiếng, nhưng ngài chẳng thấy phiền toái gì, và ngài lo cho đứa bé rất tốt. Thiền sư xin hàng xóm sữa và các thứ mà đứa bé cần.

Một năm sau cô gái mẹ đứa bé chịu hết nổi. Cô thú thật với bố mẹ rằng bố thật của đứa bé là một cậu làm việc trong chợ cá.

Bố mẹ cô gái đi gặp Hakuin ngay và xin lỗi, năn nỉ kể lể dài dòng, và xin đứa bé lại.

Hakuin bằng lòng. Và khi giao đứa bé lại, thiền sư chỉ nói “Vậy à.”

Bình:

Tâm tĩnh lặng. Có tăm tiếng, không vui. Mất tăm tiếng, không buồn . Gặp bất công, không sân hận. Hết bất công, không mừng rỡ.

Sống tùy duyên. Duyên mang bé đến thì nuôi. Duyên đưa bé đi thì thôi. Chẳng có gì phải thắc mắc.

“Tâm không” như bầu trời trong xanh. Mây đến tự nhiên và mây đi tự nhiên.

• Nhưng tại sao thiền sư không giải thích tối thiểu là một câu “tôi không phải là cha đứa bé?”

Có thể vì đính chính cũng vô ích–chẳng qua cũng chỉ là lời người này chọi lời người kia. Bé đã có duyên đến với ta thì ta nuôi nấng và vui chơi với bé.

• Một năm sau mẹ em bé tự nhiên đổi ý, khai sự thật, hay cô ta đã được sự tĩnh lặng của Hakuin chuyển hóa?

Tĩnh lặng có sức mạnh hay không?

Tĩnh lặng có lời nói hay không?

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Is That So?

The Zen master Hakuin was praised by his neighbors as one living a pure life.

Cối Xay và Kiến - tranh của thiền sư Hakuin


A beautiful Japanese girl whose parents owned a food store lived near him. Suddenly, without any warning, her parents discovered she was with child.

This made her parents very angry. She would not confess who the man was, but after much harassment at last named Hakuin.

In great anger the parents went to the master. “Is that so?” was all he would say.

After the child was born it was brought to Hakuin. By this time he had lost his reputation, which did not trouble him, but he took very good care of the child. He obtained milk from his neighbors and everything else the little one needed.

A year later the girl-mother could stand it no longer. She told her parents the truth – that the real father of the child was a young man who worked in the fishmarket.

The mother and father of the girl at once went to Hakuin to ask his forgiveness, to apologize at length, and to get the child back again.

Hakuin was willing. In yielding the child, all he said was: “Is that so?”

Annotation:

• Hakuin Ekaku (1685 – 1768) was one of the most influential figures in Japanese Zen Buddhism. He revived the Rinzai school from a moribund period of stagnation, refocusing it on its traditionally rigorous training methods integrating meditation and koan practice. Hakuin’s influence was such that all Rinzai Zen masters today trace their lineage through him, and all modern practitioners of Rinzai Zen use practices directly derived from his teachings.

• The quiet mind: Gaining good reputation, no joy. Loosing good reputation, no sorrow. Meeting injustice, no anger. Injustice gone, no jubilation.

• Take things as they come: Life hands over the baby, then raise the baby. Life takes away the baby, then stop raising the baby. Nothing to be concerned about.

• The empty mind: It is like a clear blue sky. The sky is empty and quiet. Clouds come and clouds go.

• But why didn’t the zen master explain something, at least a clarification such as “I am not the baby’s father”?
Probably any attempt to explain would be futile—it would be a no-win case of one person’s words against another’s. Life caused the baby to come to the master, then the master took care of and enjoyed the baby.

• A year later the baby’s mother changed her mind and told the truth. Or was that because she was moved by Hakuin’s silence?

Does silence have strength?
Does silence have words?

(Trần Đình Hoành annotated)

Tháng Mười Hai 13, 2009 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

10 bình luận »

  1. Đúng là một thiền sư. Một thiền sư thật sự có thể truyền được cái tâm lặng ấy cho những người xung quanh, ví dụ như kẻ đang ngồi nghe kể về chuyện của người. Cám ơn anh Hoành.

    À, em không hiểu bức tranh cối xay và kiến. Hôm nào anh Hoành bình nhé.

    Bình luận bởi Quynh Linh | Tháng Mười Hai 18, 2009

  2. Hi Quỳnh Linh,

    Con kiến đi vòng cối xay, cứ đi hoài có bao giờ ngừng, có bao giờ đến đích đâu. Chuyện buồn là con kiến không biết được nó chỉ đi vòng và chẳng đi đâu cả.

    Như con người trầm luân trong vòng luân hồi vô lượng kiếp, và vẫn không hay biết gì.

    Em khỏe nhé 🙂

    Bình luận bởi tdhoanh | Tháng Mười Hai 21, 2009

  3. Đúng là không có ai có tâm phẳng lặng như nhà sư này cả, hay quá !
    (Cháu không biết bác Trần Đình Hoành bao nhiêu tuổi nhưng cháu cứ gọi là bác, bác nhé). Cảm ơn bác đã cho mọi người mở mang kiến thức.

    Bình luận bởi Tuan Anh | Tháng Năm 20, 2010

  4. Chào anh Hoành!
    Em thiết nghĩ câu chuyện trên chỉ thích hợp đối với trường hợp của một thiền sư, nhưng đối với người làm kinh doanh thì có áp dụng như thế được không anh Hoành? và áp dụng thế nào trong trường hợp bị đối tác vu khống như trong câu chuyện trên ạ? cám ơn anh. Huy

    Bình luận bởi tran le huy | Tháng Tư 27, 2011

  5. Hi Huy,

    Tinh thần của truyện này là “không tranh cãi”. Nếudùng trong đời sống có tranh cãi của chúng ta thì tinh thần nó là “càng không tranh cãi càng tốt”. Nghĩa là cố gắng để đừng tranh cãi, trừ khi mình cảm thấy bắt buộc phải tranh cãi.

    Tủy theo nội lực của mình. Có người thì trong 100 chuyện, thấy mình phải tranh cãi 101 chuyện. Cò người thì chỉ thấy 50. Có người chỉ thấy 1. Thánh nhân thì thấy 0.

    Mỗi người phải tự quyết định cho mình khi nào thì phải tranh cải. Ví dụ: Chuyện A này mà không làm cho rõ trắng đen thì e rằng mình sẽ sập tiêm, không có tiền mua sữa cho con. Vậy thì hãy làm cho rõ trắng đen.

    Điều quan trọng là nắm vững tinh thần: “Chỉ phải tranh cãi khi có nhu cầu bắt buộc phải tranh cãi.” Không thì cứ Vậy À cho được việc. Chịu thiệt một chút thì cũng nên.

    Em khỏe nhé.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Tư 27, 2011

  6. Câu chuyện rất ý nghĩa, xin phép được copy (sẽ để link gốc đến đây).
    Cảm ơn rất nhiều.

    Bình luận bởi Ngọc Vũ | Tháng Hai 2, 2012

  7. Như là cơn gió, biết về nơi mô, Tuỳ duyên ứng biến, ứng biến Tuỳ duyên. Hj

    Bình luận bởi Bửu | Tháng Sáu 7, 2013

  8. Cốt tủy ở chổ thấy tất cả đều không quan trọng.

    Bình luận bởi Trần minh Trí | Tháng Hai 15, 2017

  9. Nhưng nuôi em bé là chuyện quan trọng ?

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Hai 15, 2017

  10. Danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề mà còn thấy ” chẳng quan trọng” huống gì chuyện nuôi 1 đứa bé mà thành “vấn đề quan trọng ” hay sao . Có duyên thì bé đến mình nuôi , hết duyên bé đi thì thôi .

    Bình luận bởi Trần minh Trí | Tháng Hai 20, 2017


Bình luận về bài viết này