TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Thông báo

Vào ngày cuối cùng của đời mình, thiền sư Tanzan viết 60 bưu thiếp, nhờ một người trợ lý gởi đi. Rồi thiền sư qua đời.

Các tờ bưu thiếp viết:

Tôi đang rời xa thế giới này.
Đây là thông báo cuối cùng của tôi.

    Tanzan
    27 tháng 7 năm 1892

Bình:

* Thiền sư Tanzan (18??-27.7.1892) là giáo sư triết tại Đại Học Hoàng Gia Nhật (ngày nay là Đại Học Tokyo) thời Minh Trị Thiên Hoàng. Tanzan là nhân vật chính trong một số công án Thiền Nhật Bản nổi tiếng, như truyện Thiền này và truyện “Đường Bùn”. Thiền sư nổi tiếng về việc không theo một số giới luật Phật giáo, như luật ăn chay và luật cấm rượu.

* Theo truyền thống Phật gia, chết chỉ là bước qua cánh cửa từ kiếp này sang kiếp kia, trong một vòng chuỗi vô lượng kiếp. Con người có thể chủ động về sự chết của mình. Chọn ngày giờ đi và cách đi. Hai cách thường dùng nhất là thiền định nhịn ăn, và tự thiêu… và theo truyền thuyết có thể có những cách ít người biết được.

Chủ động về cái chết của chính mình được xem như là một sự kiện lớn đánh dấu tự do của con người. Ta có thể không chủ động được sanh, nhưng ít ra ta cũng chủ động tử.

Trong các truyền thống khác, như Thiên chúa giáo chẳng hạn, chết là một chấm dứt vĩnh viễn của đời sống dương thế, để hoặc hưởng thiên dàng vĩnh cữu hay đọa địa ngục vĩnh cữu. Và con người không có quyền tự kết liễu đời mình—sinh và tử là quyền của Thượng đế.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Announcement

Tanzan wrote sixty postal cards on the last day of his life, and asked an attendant to mail them. Then he passed away.

The cards read:

I am departing from this world.
This is my last announcement.

    Tanzan
    July 27, 1892

Annotation:

* Zen master Tanzan (18??-July 27, 1892) was a philosophy professor at the Japanese Imperial University (now University of Tokyo) during the Meiji period. He figures in several well-known koans, such as this story and the story “Muddy Road”. He was also well known for his disregard of many of the precepts of everyday Buddhism, such as the dietary laws about fasting and alcohol consumption.

* In Buddist teaching, death is only a step crossing the threshold from this life to the next, within a rosary of indefinite lives. Human beings can have control over the death. They can select the time to go and the way to go. The two most popular methods are immolation and meditating while starving oneself to death. The legends also mention other dying methods only a few know.

Having control over our death is considered a major factor marking the human freedom. We may not have control over our birth, but at least we have control over our death.

In other spiritual traditions, such as Christianity, death is the permanent end of our earthly life, to be rewarded with permanent heaven or punished with permanent hell. Human does not have the right to kill himself—birth and death belong to God.

(Trần Đình Hoành annotated)

Tháng Mười Hai 18, 2009 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

4 bình luận »

  1. Đọc Truyện thiền, nghe lời giảng, quay trở lại. Làm như Thiền-sư thì không thể, vì ta còn là học sinh.
    Nhưng ít nhứt ta cũng biết chọn lành, lánh dữ. Nhưng bằng cách nào ta biết! – Phải học đạo lý, rồi thực hành theo. Là điều duy nhất.

    Bình luận bởi phapcu | Tháng Tư 10, 2011

  2. Sinh lão bệnh tử.
    Ai cũng phải chết- . Vua -“vạn vạn tuế” cũng chết- ăn mày cũng chết.

    Cái lẽ đương nhiên của CHẾT ai cũng biết, nhưng trươc khi chết thì bình thường con ngươì phải trải qua lão và bệnh -đau đớn, rên xiết, cô đơn, lú lẫn, đã khổ muôn vàn. Không một ai trong chúng ta không một lần nhìn thấy.
    Rồi chiến tranh, tù đầy , tra tấn, diệt chủng, hơi ngạt, có lẽ con ngươì được biết nhiều kiểu chết khổ ải hơn con vật. Chết chẳng định giờ định tuổi, vô tội hay có tội. Hay phạm nhân bị tử hình treo cổ chạt đầu hay chích thuốc cho chết trước chứng kiến mọi ngươì lớn bé.
    (Con vật chắc không có nhiều kinh nghiệm chết như con ngươì- nhưng khi con vật bị đưa đi giết hay chỉ kề dao vào cổ- nó cũng run rẩy mắt lạc thần. Tại sao con vật biết được sắp chết nhỉ?)

    Nhưng sau cái chết là gì thì chẳng ai rõ. Những gì ta biết sau chết đều do ngươì sống viết.
    Tuỳ trên đức tin-sau chết linh hồn vào cỏi bồng lai, niết bàn hay điạ ngục ,hay bước luân hồi , hay vào thiên đàng hay vào luyện tội.
    Điạ ngục hoặc luyện tôi cũng toàn chuyện chịu đựng đau đớn- cắt tai cắt lưỡi, vạc dầu- lửa thiêu đốt- Vậy sau chết quả là đáng sợ!! Bao nhiêu % vào nơi tốt đẹp.

    Nhiều ngươì nghe bị Ung thư là cuống cuồng sầu não- Nhưng có ngươì vui vẻ chuẩn bị hoàn tất những việc chưa xong- dăn vợ dặn con rồi thoải mái chờ ngày ra đi và vui vì có thơi gian chuẩn bị cho mình.

    Tuy nhiên có những cai chết được chọn không phải cho mình mà để cho ngươì còn sống:
    Cha mẹ chết thay cho con trong cơn nguy biến.
    Lê Lai chết thay cho Lê Lợi vì nghiệp lớn cho đất nước.
    Thích quảng Đức chết để dập tan lưả hận thù mù quáng đang kích động- nguy cơ xung đột tôn giáo do nhiều bàn tay âm mưu kích động. Làm cho moị ngươì trở về tâm thiện.
    Chúa Jesus biết đã tơí ngày phải bị đóng đinh- chuẩn bị ăn lễ vượt qua vơí môn đệ và thông báo về cái chết , cực hình sẽ phải chiụ- bơỉ vì cái chết này là hy lễ cứu chuộc cho nhân loại- hãy từ bỏ tội lỗi.” thầy đi dọn chỗ ở cho các con.”

    Các tín đồ Thiên Chuá giáo bị ngăn cấm việc tự đi tìm cái chết.Nhưng không có nghiã là tham sống sợ chết. Vẫn có lúc đòi hỏi phải hy sinh. Các Tông Đồ lần lượt bị hành hình để tuyên xưng đức tin, nếu các ngài tìm cách chết thì dễ quá.
    Nói chi con ngươì rất nhiều giây phút yếu đuối-rất nhiều lúc phải chiụ bao tai uơng thử thách, như thánh Gióp , đến nỗi phải kêu lên “phải chi đừng sinh ra”, nhưng ông Gióp vẫn giữ cuọc sống công chính và niềm tin vào Thiên Chuá.

    Tanzan , thiền sư chắc chắn hiểu cái lý của sự chết, và cũng biết là cuộc sống đã đủ, chứ nấn ná thêm thì biết đâu bệnh ập tơí tai biến mạch máu não liệt nằm đó hay lú lẫn thì thật khốn khổ. Biết tơí lúc ra đi và chuẩn bị được cho mình ra đi thanh thản quả là tốt-

    So sánh giữa Gióp và Tanzan , cả hai đều hiểu cái lý của cuộc sống và cái lý của cái chết, cả hai đều có niềm tin.
    Nhưng một bên Giop hoàn toàn phó thác cho Thiên Chuá, ngay cả tin sau chết cũng về vơí Thiên Chuá-
    Một bên Tanzan dưạ trên niềm tin giải thoát cho chính mình đúng thơi điểm- dành quyền chủ động. Chúng ta không biết Tanzan suy niệm gì về cõi sau chết hay đơn giản Tanzan suy nghĩ “không biết”-

    Bơỉ vì “chết” tuy ghê gớm nhưng lại rất đơn giản va đương nhiên, nhưng “sau cái chết” vẫn hoàn toàn bí ẩn. Và quan niệm “sau cái chết” lại góp phần cho cái đang sống và cái chết.

    Bình luận bởi Liem Nguyen | Tháng Mười Một 2, 2012

  3. Ở câu chuyện này không sử dụng từ “chết” mà là “xa rời”, tức là không sanh, không diệt, chỉ có biến đổi. Ko cần thương tiếc!

    Bình luận bởi Đặng Quang Việt | Tháng Tám 15, 2016

  4. Tôi chỉ cãm nhận ở Thiền sư một thái độ hết sức bình thản và giản dị trước cái chết.

    Bình luận bởi Trần minh Trí | Tháng Hai 17, 2017


Bình luận về bài viết này