TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Thiền trong đời gã ăn mày

Tosui là một Thiền sư nổi tiếng vào thời của ngài. Tosui đã trụ trì vài chùa và dạy ở nhiều tỉnh.

Chùa cuối cùng Tosui viếng thăm thu hút nhiều môn sinh đến nỗi Tosui nói với họ là ngài sẽ bỏ việc giảng dạy vĩnh viễn. Tosui khuyên họ ra về và đi đâu tùy ý. Sau đó chẳng còn ai biết tông tích ngài ở đâu.

Ba năm sau một đệ tử của Tosui khám phá ra ngài đang sống với vài người hành khất dưới một gầm cầu ở Tokyo. Người đệ tử lập tức nài nĩ Tosui dạy mình.

“Nếu cậu có thể làm như tôi làm, dù chỉ đôi ba ngày, thì tôi có thể dạy,” Tosui trả lời.

Vậy người đệ tử mặc áo quần như hành khất và theo Tosui cả ngày. Đến đêm một người trong đám ăn mày chết. Tosui và người đệ tử khiêng xác nửa đêm và chôn xác trên sườn núi. Rồi họ trở về lại chỗ ở dưới gầm cầu.

Tosui ngủ ngon lành, nhưng người đệ tử không ngủ được. Đến sáng Tosui nói: “Chúng ta không phải đi xin đồ ăn hôm nay. Ông bạn vừa chết của mình đã để lại ít thức ăn đằng kia.” Nhưng người đệ tử chẳng ăn nổi miếng nào.

“Tôi đã nói là cậu không làm như tôi được,” Tosui kết luận. “Đi đi và đừng làm phiền tôi nữa.”
 

Bình:

• Tosui Unkei, thiền sư dòng Tào Động (Soto), là thiền sư lập dị nhất trong lịch sử Thiền Nhật Bản. Ngày nay nhiều người so sánh Tosui với thánh Francis of Assisi (Thiên chúa giáo), hay gọi Tosui “Chàng hippy đầu tiên”, và sách về cuộc đời của Tosui được gọi là “Hippy nhập môn.”

100 năm sau khi Tosui qua đời, thiền sư học giả Menzan Zuiho (1683-1769), thu nhặt tài liệu và các truyện truyền khẩu, viết lại quyển sách về cuộc đời của Tosui. Quyển này ngày nay đã được dịch sang tiếng Anh dưới tên “Letting go: The Story of Zen Master Tosui.” Có thể đọc quyển này trên Google Books.

• Thầy giảng và cả nghìn người nghe thì được gì? Chuyện này ngày nay xảy ra thường xuyên trong những hội trường vĩ đại với những vị thầy nổi tiếng. Cả nghìn người đi nghe giảng thuyết, và vỗ tay như thác đổ, nhưng mấy người thực hành lời giảng?

• Có lẽ, đối với Tosui, ăn mày thì chẳng có gì để mà vướng mắc – không tài sản, không nhà cửa, không danh phận.

• Anh học trò chỉ thích nghe các lời giảng hoa mỹ. Tosui muốn học trò thực hành như thầy đang thực hành. Anh học trò không làm ăn mày được, thì đành chịu.

Thế thì nên tìm thầy có cách sống dễ hơn mà theo. Nhưng đừng hỏi thầy các lý thuyết suông mà không thực hành đường thầy.

• Thiền chẳng chỉ dành riêng cho các tăng ni hay học giả, mà cho tất cả mọi người, kể cả ăn mày.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

 

Zen in a Beggar’s Life

Tosui was a well-known Zen teacher of his time. He had lived in several temples and taught in various provinces.

The last temple he visited accumulated so many adherents that Tosui told them he was going to quit the lecture business entirely. He advised them to disperse and go wherever they desired. After that no one could find any trace of him.

Three years later one of his disciples discovered him living with some beggars under a bridge in Kyoto. He at once implored Tosui to teach him.

“If you can do as I do for even a couple days, I might,” Tosui replied.

So the former disciple dressed as a beggar and spent the day with Tosui. The following day one of the beggars died. Tosui and his pupil carried the body off at midnight and buried it on a mountainside. After that they returned to their shelter under the bridge.

Tosui slept soundly the remainder of the night, but the disciple could not sleep. When morning came Tosui said: “We do not have to beg food today. Our dead friend has left some over there.” But the disciple was unable to eat a single bite of it.

“I have said you could not do as I,” concluded Tosui. “Get out of here and do not bother me again.”

 
Annotation:

• Tosui Unkei, Soto Zen master (d. 1683), is the most eccentric figure in Japanese Zen. Today people compare him with Saint Francis of Assissi and call him “the original hippy”. Books about him are called “Hippy Primer”.

100 years after Tosui’s passing, Zen master Menzan Zuiho (1683 – 1769), collected documents and anecdotal stories and wrote a book about Tosui’s colorful life. This book has been translated into English under title “Letting go: The Story of Zen Master Tosui” and may be found on Google Books.

• A teacher preaches to thousands of people for what? This scene happens often today in many auditoriums with famous teachers. Thousands of people come to listen and applaud like waterfalls, but how many practice what they hear?

• Perhaps, for Tosui, a beggar has nothing to cling to – no wealth, no home, no reputation.

• The student only wants to hear the fancy preaching. The teacher wants the student to follow the teacher’s non-clinging life. This student can’t follow the teacher’s path, then it’s too bad.

He should find another teacher with an easier life style to follow. Nonetheless, don’t ask for words while not practicing the teacher’s path.

• Zen is not the privilege only for monks, nuns and scholars, but for everyone, including beggars.

(Trần Đình Hoành translated and annotated)

# 43
Next story # 44: Kẻ cướp thành môn đệ – A thief who became a disciple

Tháng Hai 24, 2010 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

Không có bình luận

Bình luận về bài viết này