TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Cỏ cây giác ngộ thế nào?

Vào thời Kamakura, Shinkan học Thiên Thai Tông sáu năm, sau đó học Thiền 7 năm; rồi thiền sư qua Trung Quốc và nghiên cứu Thiền 13 năm nữa.

Khi thiền sư trở về Nhật nhiều người muốn gặp thiền sư và hỏi các câu bí hiểm. Nhưng Shinkan rất ít tiếp khách, và khi tiếp khách, thiền sư rất ít khi trả lời câu hỏi của họ.

Ngày nọ có một người 50 tuổi đang học về giác ngộ, nói với Shinkan, “Tôi đã học tư tưởng của Tông Thiên Thai từ lúc còn nhỏ, nhưng một điều tôi không hiểu nổi. Thiên Thai cho rằng ngay cả cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Đối với tôi đây là điều rất lạ.”

“Bàn luận cỏ cây giác ngộ thế nào thì được ích gì?” Shinkan hỏi. “Câu hỏi là anh làm thế nào để có thể giác ngộ. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện đó không?”

“Tôi chẳng bao giờ nghĩ như vậy cả,” ông già kinh ngạc.

“Vậy thì về nhà và nghĩ đến nó,” Shinkan kết thúc.
 

Bình:

• Thời Kamakura bắt đầu từ năm 1185 đến năm 1333.

• Tu hành là để giải thoát chính mình khỏi sự si mê của chính mình, chẳng để tìm hiểu các điều không liên hệ gì đến giải thoát chính mình cả.

• Những câu hỏi triết lý trừu tượng cũng không cần thiết. Tiểu Kinh Malunkya (Trung bộ kinh, Phẩm 63) viết:

Có một số vấn đề này, Thế Tôn không trả lời, bỏ một bên, loại bỏ ra: “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết”.

Vì những điều này hoàn toàn không dính dấp gì đến con đường giải thoát diệt khổ của chúng ta.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
 

How Grass and Trees Become Enlightened

During the Kamakura period, Shinkan studied Tendai six years and then studied Zen seven years; then he went to China and contemplated Zen for thirteen years more.

When he returned to Japan many desired to interview him and asked obscure questions. But when Shinkan received visitors, which was infrequently, he seldom answered their questions.

One day a fifty-year-old student of enlightenment said to Shinkan: “I have studied the Tendai school of thought since I was a little boy, but one thing in it I cannot understand. Tendai claims that even the grass and trees will become enlightened. To me this seems very strange.”

“Of what use is it to discuss how grass and trees become enlightened?” asked Shinkan. “The question is how you yourself can become so. Did you even consider that?”

“I never thought of it that way,” marveled the old man.

“Then go home and think it over,” finished Shinkan.

 
Annotation:

• The Kamakura period lasted from 1185 till 1333.

• We practice Dharma to free ourselves from our ignorance, not to figure out things unrelated to our own liberation.

• Abstract philosophical questions are also unnecessary. Cula Màlunkyà sutta (Majjhima Nikaya, 63) says: “These positions that are undeclared, set aside, discarded by the Blessed One [the Buddha] — The cosmos is eternal, The cosmos is not eternal, The cosmos is finite, The cosmos is infinite, The soul and the body are the same, The soul is one thing and the body another, After death a Tathagata exists, After death a Tathagata does not exist, After death a Tathagata both exists and does not exist, After death a Tathagata neither exists nor does not exist.”

Because these matters are wholly unrelated to the path of liberation freeing us from our sufferings.

(Trần Đình Hoành translated and annotated)

#46
Next story # 47: Họa sĩ tham lam – The stingy artist

Tháng Hai 28, 2010 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

1 bình luận »

  1. Một câu truyện tuyệt vời, tiêu biểu cho loạt những câu hỏi không cần thiết + không liên quan của phần đông những người ít tiếp xúc với thiền mà chỉ tò mò về các năng lực thiền đưa tới (cái bề nổi), tập hợp này bao gồm các nhà khoa học tự xưng mang đầu óc đóng kín, những người trẻ tò mò, những người trí thức có tuổi đầy định kiến; kết cục tạo ra những cuộc đối thoại vô nghĩa đến mức không có có lẽ còn hơn. Thành ngữ tục ngữ có câu “Ông nói gà, bà nói vịt” cũng có thể áp dụng chút chút cho trường hợp này.

    Bình luận bởi Phan Linh | Tháng Tám 23, 2018


Bình luận về bài viết này