TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Bầy con của Thiên hoàng

Yamaoka Tesshu là thầy của Thiên hoàng. Yamaoka còn là một kiếm sư và là một thiền sư thâm hậu.

Nhà của thiền sư là nơi ở của những người lang thang. Thiền sư chỉ có một bộ đồ, vì những người này làm thiền sư nghèo mãi.

Thiên hoàng, thấy áo thiền sư đã sờn rách quá, cho thiền sư tiền để mua áo mới. Lần tới thiền sư đến, ông lại mang cái áo cũ.

“Vậy bộ áo mới đâu rồi, Yamaoka?” Thiên hoàng hỏi.

“Tôi mua áo quần cho đám con của bệ hạ rồi,” Yamaoka giải thích.
.

Bình:

• Tất cả thần dân trong nước đều được xem là con cái của Thiên hoàng.

• Thiền sư nghèo vì nuôi người nghèo là chuyện thường. Chuyện thú vị ở đây là Yamaoka là gạch nối thường trực giữa người cao nhất nước và những người nghèo nhất nước, một gạch nối rất chắc—sống với người nghèo hàng ngày, và dạy vua thường xuyên. Thế gian có bao nhiêu người làm được gạch nối đó?

• Và thế gian có bao nhiêu vua, bao nhiêu lãnh đạo, thông thái đủ để giữ được một gạch nối như vậy với mình?

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

Children of His Majesty

Yamaoka Tesshu was a tutor of the emperor. He was also a master of fencing and a profound student of Zen.

His home was the abode of vagabonds. He has but one suit of clothes, for they kept him always poor.

The emperor, observing how worn his garments were, gave Yamaoka some money to buy new ones. The next time Yamaoka appeared he wore the same old outfit.

“What became of the new clothes, Yamaoka?” asked the emperor.

“I provided clothes for the children of Your Majesty,” explained Yamaoka.

# 66

Tháng Ba 26, 2010 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

3 bình luận »

  1. http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/425/425
    Cháu chào chú Hoành!
    Cháu biết chú là người nghiên cứu(hay có thể là một từ khác mà cháu chưa dùng đúng) về đạo phật. Cháu có tình cờ đọc được bài viết này, cháu thấy cũng nhiều ý kiến và cũng không dám nói ai đúng ai sai, mong chú có tầm kiến thức sâu rộng có thể giảng giải và phân tích thêm cho cháu hiểu. Cháu cám ơn chú Hoành
    Thân mến
    Cháu
    Chaunguyen

    Bình luận bởi chaunguyen | Tháng Ba 26, 2010

  2. Hi Châu,

    Cám ơn Châu đã gởi link đén bài viết. Chú không muốn dính líu đến các bút chiến, cho nên chú sẽ không đọc thêm bài nào (ngoại trừ bài của Chấu đưa link để biết Châu đang muốn nói chuyện gì). Nhưng chú có thể bàn chung chung về các hiện tượng được.

    * Đưa đón lễ nghi tưng bừng tốn kém thì không cần với người trí, nhưng đối với nhiều người chưa có trí tuệ cho Phật Pháp, các hình thức bên ngoài cũng là một cách cho tâm người ta có được một tí thiện, còn hơn không–Dù là chỉ để đi cho vui, đến đó, bắt chước người khác cung kính khiêm tốn trước xá lợi, cũng tập cho cái tâm của mình được vài phút khiêm nhường, còn hơn là cả đời không biết kiêng sợ trời đất quỷ thần, làm bậy làm bạ cũng không sợ ai.

    * Nó chỉ thành vần đề khi người ta bắt đầu chỉ biết chú trọng đến bên ngoài mà bỏ bên trong. Vị dụ: Không cố găng để giảng dạy, ấn hành kinh sách, để mở mang trí tuệ cho dân chúng. Không có trí tuệ thì các hoạt động bên ngoài chỉ là thuần túy mê tín dị đoan.

    Tức là, ta sẽ có vấn đề khi ta chọn môt bỏ một (trọng ngoài bỏ trong), nhưng không hề hấn gì nếu ta dùng ngoài để hỗ trợ cho trong. Phật pháp có 84 ngàn pháp môn, cung nghing xá lợi cũng có thể là một pháp môn tốt nếu người dùng nó có tâm ý tốt và dùng tâm ý đó làm kim chỉ nam.

    Châu khỏe nhé 🙂

    Bình luận bởi tdhoanh | Tháng Ba 26, 2010

  3. Cháu cảm ơn chú nhiều!
    Giờ thì cháu cũng đã ngộ ra phần nào
    Chúc chú sức khỏe và thành công

    Bình luận bởi chaunguyen | Tháng Ba 27, 2010


Bình luận về bài viết này