TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Phật sống và thợ làm bồn tắm

Các thiền sư cho giáo huấn cá nhân trong một phòng kín. Không ai vào phòng được khi thầy và trò đang ở trong đó.

Nấm Bất Tử, tranh Mokurai


Mokurai, thiền sư của thiền viện Kennin ở Kyoto, thích nói chuyện với các doanh nhân, nhà báo, cũng như với đệ tử của mình. Có một anh thợ làm bồn tắm gần như là thất học. Anh ta hay hỏi Mokurai một mớ các câu hỏi khùng điên, uống trà, rồi đi.

Ngày nọ khi anh thợ làm bồn tắm đang ở đó Mokurai muốn giáo huấn cá nhân cho một đệ tử, nên thiền sư bảo anh thợ sang phòng khác đợi.

“Tôi biết thầy là một vị Phật sống,” anh ta phản đối. “Ngay cả các ông Phật đá trong chùa không bao giờ từ chối bao nhiêu người đến trước các vị. Vậy tại sao tôi lại bị mời ra?”

Mohurai phải đi ra khỏi phòng để gặp học trò.
.

Bình:

• Mokurai, Takeda Mokurai (1854-1930), là Tiếng Sấm Tĩnh Lặng chúng ta đã nói đến trong bài Tiếng vỗ của một bàn tay.

• Dĩ nhiên là anh chàng thợ làm bồn tắm này vừa sai, vừa bất lịch sự, vừa gàn.

Chịu thua là thượng sách. Người thông thái biết khi nào nên thua.

• Ở một góc độ tâm linh nào đó, anh gàn này có thể đúng: Phật sống thì phải tử tế hơn Phật đá. Đó tâm thượng thừa của Phật.

Trong các vấn đề tâm linh, phải chăng những người ít học và ngay thẳng lại có được mắt trí tuệ (tuệ nhãn) hơn đa số mọi người có học?

Phải chăng đó cũng là lý do tại sao nhiều vị khoa bảng bằng cấp cao lại không quan tâm gì đến vấn đề tâm linh—cho đó là chuyện nhảm nhí hay mê tín dị đoan chỉ vì không lý giải được hết bằng lý luận hay chứng minh được hết bằng khoa học–và ngược lại những người bình dân ít học lại thường chăm chú vào tâm linh hơn?

Phải chăng đó cũng là lý do lục tổ thiền tông Huệ Năng, không biết chữ, không học kinh sách bao giờ, nhưng khi nghe người hàng xóm đọc Kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì hốt nhiên đại ngộ?

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

The Living Buddha and the Tubmaker

Zen masters give personal guidance in a secluded room. No one enters while teacher and pupil are together.

Mokurai, the Zen master of Kennin temple in Kyoto, used to enjoy talking with merchants and newspapermen as well as with his pupils. A certain tubmaker was almost illiterate. He would ask foolish questions of Mokurai, have tea, and then go away.

One day while the tubmaker was there Mokurai wished to give personal guidance to a disciple, so he asked the tubmaker to wait in another room.

“I understand you are a living Buddha,” the man protested. “Even the stone Buddhas in the temple never refuse the numerous persons who come together before them. Why then should I be excluded?”

Mokurai had to go outside to see his disciple.

# 86

Tháng Tư 18, 2010 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

3 bình luận »

  1. Chao anh Hoanh,
    anh co the giai thich them ve cau : “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” khong?

    Bình luận bởi Lê Minh Hưng | Tháng Tư 25, 2010

  2. Hi Hưng,

    Đoạn 2 của Kinh Kim Cang (https://trandinhhoanh.files.wordpress.com/2009/01/kinh-kim-cang_tdh4.pdf ).

    Đại đệ tử Tu-bồ-đề hỏi Phật Thích Ca: “Hi hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ-tát, thiện phó chúc chư Bồ-tát. Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân, phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?”

    (Thế Tôn! Rất ít có, đức Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ-tát, khéo phó chúc các vị Bồ-tát. Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm kia?)

    Tại Đoạn 10, Đức Phật nói: “Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”

    (Thế nên Tu-bồ-đề, các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia).

    “Ưng vô sở trụ” là “nên không có chỗ trụ”, tức là không có chỗ để đứng lên trên, không có nền tảng, không có lệ thuộc vào điều gì, không vướng vấp vào điều gì, không chấp vào điều gì. Nếu “ưng vô sở trụ” thì “sẽ sanh tâm kia», tức là Tâm Vô Thương Chánh Đẳng Chánh Giác, Tâm Phật, trong câu hỏi của Đoạn 2.

    “Ưng vô sở trụ” trong Kinh Kim Cang là một khái niệm luận lý tuyệt đỉnh, luận l‎ý con người không thể đi xa hơn thế.

    “Không trụ vào gì hết” là “không trụ vào gì hết”–kể cả giải thoát, giác ngộ, Niết Bàn, Phật, Pháp, v.v…

    Ngay cả “không trụ” vào “không trụ”? Suy nghĩ về điều này nhé.

    Để hiểu rõ về Ưng vô sở trụ thì em nên đọc Kinh Kim Cang lược giảng anh viết, tại link có bên trên. (https://trandinhhoanh.files.wordpress.com/2009/01/kinh-kim-cang_tdh4.pdf ). Đọc tử từ để thấm từ từ.

    Em khỏe nhé.

    Bình luận bởi tdhoanh | Tháng Tư 26, 2010

  3. Da, cam on anh

    Bình luận bởi Lê Minh Hưng | Tháng Năm 3, 2010


Bình luận về bài viết này