TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Một giọt nước

Một thiền sư tên Gisan bảo một đệ tử trẻ mang đến cho thiền sư một gàu nước để làm nguội bớt nước trong bồn tắm của thầy.

Cậu đệ tử mang nước đến, và sau khi làm nguội bồn tắm, đổ ra đất tí nước còn lại trong gàu. “Đồ ngu!” thiền sư mắng cậu đệ tử. “Tại sao con không dùng nước đó để tưới cây? Con có quyền gì mà phí phạm dù chỉ một giọt nước trong chùa này?”

Cậu học trò trẻ đạt được Thiền ngay lúc đó. Cậu đổi tên thành Tekisui, có nghĩa là một giọt nước.
.

Bình:

• Không phí nước thì phải rồi. Nhưng tại sao cậu học trò bị mắng về phí phạm nước lại đạt ngộ được ngay?

Dĩ nhiên là vì ta không phải là cậu này, và chẳng có giải thích của chính cậu ở đây, nên ta chỉ có thể phỏng đoán mà thôi.

Khi ta phí một tí nước thay vì dùng nó để tưới cây, cây cối bị mất tí nước đó. Nghĩa là, một hành động nào của ta cũng ảnh hưởng đến các thứ quanh ta.

Và hành động nhỏ của ta có thể có ảnh hưởng lớn đến điều gì đó. Ví dụ: chỉ cần vô y’‎ đạp lên một miếng cơm rơi trên nền nhà, ta có thể giết chết cả mười con kiến đang cố tha miếng cơm đó. Đạp miếng cơm là chuyện nhỏ, nhưng mười mạng sinh linh bị giết là chuyện lớn, ít ra là đối với các bạn bè kiến còn sống.

Một giọt nước là khá nhiều nước cho một cây xương rồng nhỏ. Cho nên không thể dùng cách đo lường của ta để nói việc của ta có ảnh hưởng lớn hay nhỏ đến thế giới của ta.

Tất cả mọi sự trong thế giới liên hệ chặt chẽ với nhau như thế. Hiểu được liên hệ chặt chẽ giữa mọi thứ trong thế giới như thế tức là hiểu được mọi thứ trên thế giới lệ thuộc lẫn nhau mà sinh, mà sống, mà chết. Tức là hiểu được pháp nhân duyên—mọi sự đều là nhân duyên, đều do liên hệ chằng chịt giữa nhiều điều với nhau mà sinh ra.

Hiều được nhân duyên là hiểu được toàn bộ tinh yếu Phật pháp—vì sao nhân duyên đưa đến khổ cho con người, làm sao để chận đứng nhân duyên đó để dứt khổ. Đây là pháp Thập Nhị Nhân Duyên.

Người thấu triệt đạo nhân duyên, thì giác ngộ thành Bích Chi Phật (hay Độc Giác Phật).

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
.

A Drop of Water

A Zen master named Gisan asked a young student to bring him a pail of water to cool his bath.

The student brought the water and, after cooling the bath, threw on to the ground the little that was left over.

“You dunce!” the master scolded him. “Why didn’t you give the rest of the water to the plants? What right have you to waste even one drop of water in this temple?”

The young student attained Zen in that instant. He changed his name to Tekisui, which means a drop of water.

# 96

Tháng Năm 13, 2010 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

1 bình luận »

  1. Đọc bài này em nhớ đến một đoạn thơ:
    Vàng cũng không, bạc cũng không, chết rồi cũng không mang theo được gì
    Chồng cũng không, vợ cũng không, chết rồi cũng không thể tương phùng
    …Không có cây
    …trái nho vẫn cứ mọc,
    .. Có trái ta cứ ăn,
    …có ăn không cần nghĩ
    Vậy thì có vẻ như người đắc đạo rồi thì không phải suy nghĩ tới nguyên nhân và kết quả nữa, có phải là ngay trong từng ý niệm họ đã thấy được kết quả một cách rõ ràng mà không phải bằng suy luận?

    Bình luận bởi Trần Quốc Trung | Tháng Sáu 16, 2012


Bình luận về bài viết này