TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Không có từ tâm

Một người phụ nữ ở Trung Quốc đã cấp dưỡng một vị sư hơn 20 năm. Bà đã làm một chòi nhỏ cho sư và lo việc ăn uống khi sư thiền định. Cuối cùng bà thắc mắc là không biết vị sư đã tiến bộ được gì trong suốt bao nhiêu năm.

Để tìm câu trả lời, bà nhờ một cô gái đầy ham muốn giúp một tay. “Vào ôm ông,” bà bảo cô gái, “rồi hỏi đột ngột: ‘Làm gì bây giờ?’ ”

Cô gái vào gặp sư và, chẳng nề hà gì, đến vuốt ve sư, hỏi sư phải làm thế nào về việc đó.

“Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” vị sư trả lời đầy thi vị. “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.”

Cô gái trở về và báo cáo lại điều sư nói.

“Nghĩ đến việc tôi nuôi ông này cả 20 năm!” bà than một cách giận dữ. “Ông ta chẳng tỏ vẻ gì quan tâm đến nhu cầu của cô, chẳng hề muốn giải thích tình trạng của cô. Ông ta không cần phải đáp lại ham muốn, nhưng ít ra ông ta cũng phải tỏ lộ được một tí từ tâm.”

Bà liền đi ngay đến chòi của vị sư và đốt nó.

Bình:

• Đoạn nhà sư nói thế này:

Cô gái vào gặp sư và, chẳng nề hà gì, đến vuốt ve sư, hỏi sư phải làm thế nào về việc đó.

“Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” vị sư trả lời đầy thi vị. “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.”

Ý nhà sư nói: Tôi như là một cây mọc trên đá trong mùa đông, rất lạnh lùng, chẳng có hơi ấm nào nơi tôi, chẳng có xúc cảm nào nơi tôi, cô đừng mất công vô ích.

Đây là thái độ mà ta gọi là con tim chai đá chẳng còn một tí cảm xúc nào hết. Và đây là lầm lỗi rất nhiều người có về Thiền, kể cả một số “thiền sư”. Tức là họ tập “Thiền” để chỉ làm cho con tim không còn bị xúc động bởi tất cả mọi điều trên đời.

Nhưng nếu thế thì tâm từ bi của Bồ tát làm sao mà có được?

Bồ tát có tâm từ bi, cảm xúc được từng nỗi đau rất nhỏ của con người. Vì vậy mà Bồ tát luôn luôn hộ trì, độ người qua khổ nạn.

Tâm Thiền là tâm cực kỳ nhậy cảm, nhậy cảm với những nỗi đau nỗi khổ dù là rất nhỏ của sinh linh.

Ở đây ta có một cô gái muốn một nhà sư (dù là bên ngoài). Trong bài có nói đây là một cô gái “đầy ham muốn”. Đó là một cái khổ. Thích một nhà sư là một điều rất khổ cho một cô gái. Nhà sư không thích cô gái theo kiểu nam nữ, nhưng ít ra phải cảm xúc được cái khổ của cô, để mà có một tí từ tâm. Biểu lộ từ tâm đó với cô ta bằng cách nào thì tùy theo trường hợp, nhưng có lẽ không phải là cách kiêu kỳ, chẳng nói một lời về cô ta, mà chỉ tự ví mình là cây mọc trên tảng đá giữa mùa đông. Một lối trả lời rất nhắm vào “cái tôi” thay vì lo lắng cho người kia.

Ở đây ta thấy sự liên hệ giữa tâm chai đácái tôi (ngã mạn). Người có tâm chai đá chỉ quan tâm đến họ và chẳng quan tâm đến ai khác.

Bồ tát không quan tâm đến mình, mà quan tâm đến người khác. Đó là Thiền thật sự.

• Người ta thường nhầm lẫn tâm tĩnh lặng của Thiền và tâm chai đá. Tâm tĩnh lặng là mặt nước hồ thu tĩnh lặng, không phải là một tảng đá chết lặng.

Một viên sỏi rất nhỏ cũng làm mặt hồ gợn sóng. Tâm tĩnh lặng rất nhậy cảm với mọi cảm xúc ở đời, nhậy cảm hơn tâm trung bình rất nhiều.

Nhưng Tâm tĩnh lặng có thể tự kiểm soát mình rất tốt, cho nên dùng các xúc cảm đó để làm điều thiện, làm thăng hoa cuộc đời.

Mặt khác, chạy ồ ạt theo xúc cảm buồn vui giận ghét của mình không phải là nhậy cảm, mà là không chỉ huy được cảm xúc và là nô lệ cho cảm xúc.

• Bà lão nổi giận vì tốn công nuôi ông sư này 20 năm mà ông ta chẳng hiểu gì về Thiền, về tĩnh lặng, và từ tâm cả. Sự nổi giận của bà lão và con số 20 năm là để nhấn mạnh điều là có rất nhiều vị sư bị lạc về điểm này cả đời họ.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)

No Loving – Kindness


There was an old woman in China who had supported a monk for over twenty years. She had built a little hut for him and fed him while he was meditating. Finally she wondered just what progress he had made in all this time.

To find out, she obtained the help of a girl rich in desire. “Go and embrace him,” she told her, “and then ask him suddenly: ‘What now?'”

The girl called upon the monk and without much ado caressed him, asking him what he was going to do about it.

“An old tree grows on a cold rock in winter,” replied the monk somewhat poetically. “Nowhere is there any warmth.”

The girl returned and related what he had said.

“To think I fed that fellow for twenty years!” exclaimed the old woman in anger. “He showed no consideration for your need, no disposition to explain your condition. He need not have responded to passion, but at least he could have evidenced some compassion.”

She at once went to the hut of the monk and burned it down.

Annotation:

• The paragraph about what the monk said is as follows:

The girl called upon the monk and without much ado caressed him, asking him what he was going to do about it.
“An old tree grows on a cold rock in winter,” replied the monk somewhat poetically. “Nowhere is there any warmth.”

The monk meant: I am like a tree growing on a rock in the winter, very cold. There is no warmth in me, no feeling in me. Don’t waste your time.

This is the attitude of a callous heart that no longer has any feeling. And this is the mistake of many, including some “Zen masters”, about Zen—they study “Zen” only to make their heart unmoved by anything in life.

But if that is the case, then how could the loving-kindness heart of Bodhisattvas develop?

Bodhisattvas have loving-kindness heart (Bodhicitta), which can feel every trace of human pain, no matter how small. Hence Bodhisattvas always support and deliver the humans through all adversities.

The Zen heart is an ultra-sensitive heart, sensitive to every pain, no matter how small, of every single being.

Here we have a girl with a desire for a monk (even if on the exterior only). The text says the girl was “rich in desire”. That is suffering. Desiring a monk is suffering for a girl. The monk might not like the girl in a sensual sense, but at least he should have been able to feel her suffering, to have some loving-kindness for her. How to express loving-kindness depends on each situation, but it could never be the arrogant attitude as such, uttering not a word about the girl herself, but comparing himself to a tree on a winder rock. This is a very self-center answer, showing no concern for the other.

Here we see the relationship between the callous heart and the self-center self. The person with a callous heart is concerned only about himself and not anyone else.

Bodhisattvas have no concern for themselves, only for others. That is true Zen.

• People usually mistake the callous heart for the quiet heart of Zen. The quiet heart is the serene surface of a lake, not a dead rock.

A small pebble is enough to stir the serene surface of the lake. The quiet heart is sensitive to all feelings, much more so than an average heart. But the quiet heart has good self control, thus it uses its feelings to do charity, to uplift life.

On the other hand, chasing noisily after our feeling of sadness, happiness, anger or hatred doesn’t mean sensitivity. It only means the inability to control our feelings and our subservience to feelings.

• The old woman was angry for feeding and supporting the monk for twenty years without his gaining any understanding of Zen, of quietness, or of loving-kindness. Her anger and the number 20 are symbolic, to emphasize the point that many monks are lost from the Zen path all their life.

(Trần Đình Hoành annotated)

Tháng Mười Hai 17, 2009 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

16 bình luận »

  1. anh TDH, em vẫn không hiểu rõ ý nghĩa câu chuyện này. Anh giải thích thêm cho em hiểu nha, nhất là về hành động giận dữ của người phụ nữ và ý nghĩa 2 câu nói của nhà sư.
    Cảm ơn anh!

    Bình luận bởi Xuan Huong | Tháng Năm 2, 2010

  2. Hi Xuân Hương,

    Đoạn nhà sư nói thế này:

    Cô gái vào gặp sư và, chẳng nề hà gì, đến vuốt ve sư, hỏi sư phải làm thế nào về việc đó.

    “Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” vị sư trả lời đầy thi vị. “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.”

    Ý nhà sư nói, Tôi như là một cây mọc trên đá trong mùa đông, rất lạnh lùng, chẳng có hơi ấm nào nơi tôi, chẳng có xúc cảm nào nơi tôi, cô đừng mất công vô ích.

    Đây là thái độ mà ta gọi là “con tim chai đá” chẳng còn một tí cảm xúc nào hết. Và đây là lầm lỗi rất nhiều người có về Thiền, kể cả một số thiền sư. Tức là họ tập “thiền” để chỉ làm cho con tim không còn bị xúc động bởi tất cả mọi điều trên đời.

    Nhưng nếu thế thì “tâm từ bi” của Bồ tát làm sao mà có được?

    Bồ tát có tâm từ bi, cảm xúc được từng nỗi đau rất nhỏ của con người. Vì vậy mà Bồ tát luôn luôn hộ trì, độ người qua khổ nạn.
    Tâm Thiền là tâm cực kỳ nhậy cảm, nhậy cảm với những nỗi đau nỗi khổ dù là rất nhỏ của sinh linh.

    Ở đây ta có một cô gái muốn một nhà sư (dù là bên ngoài).
    Trong bài có nói đây là một cô gái “đầy ham muốn”. Đó là một cái khổ. Thích một nhà sư là một điều rất khổ cho một cô gái. Nhà sư không thích cô gái theo kiểu nam nữ, nhưng ít ra phải cảm xúc được cái khổ của cô, để mà có một tí từ tâm. Biểu lộ từ tâm đó với cô ta bằng cách nào thì tùy theo trường hợp, nhưng có lẽ không phải là cách kiêu kỳ, chẳng nói một chữ về cô ta, mà chỉ tự ví mình là cây mọc trên tảng đá giữa mùa đông. Một lối trả lời rất nhắm vào “cái tôi” thay vì lo lắng cho người kia.

    Ở đây ta thấy sự liên hệ giữa tâm chai đá và cái tôi (ngã mạn). Người có tâm chai đá chỉ quan tâm đến họ và chẳng quan tâm đến ai khác.

    Bồ tát không quan tâm đến mình, mà quan tâm đến người khác. Đó là Thiền thật sự.

    Tâm Thiền rất nhậy cảm về cuộc đời, về người khác. Nhưng Tâm Thiền có thể tự kiểm soát mình rất tốt, cho nên dùng các xúc cảm đó để làm điều thiện, chứ không bị xúc cảm đưa đẩy đến điều xấu.

    Bà lão nổi giận vì tốn công nuôi ông sư này 20 năm mà ông ta chẳng hiểu gì về Thiền, về tĩnh lặng, và từ tâm cả. Sự nổi giận của bà lão và con số 20 năm là để nhấn mạnh điểm là có rất nhiều vị sư bị lạc về điểm này cả đời họ.

    Xuân Hương khỏe nha. Anh sẽ mang phần trả lời này vào phần Bình của bài để làm sáng tỏ thêm. Cám ơn Xuân Hương đã hỏi. Em cứ hỏi thêm để giúp anh làm sáng tỏ các phần Bình nhé.

    Bình luận bởi tdhoanh | Tháng Năm 2, 2010

  3. Cảm ơn anh TDH, bây giờ thì em đã hiểu rồi. Thật là một câu chuyện có ích. ^_^

    Bình luận bởi Xuan Huong | Tháng Năm 2, 2010

  4. Anh TDH oi
    Cho em hoi : trong cau chuyen nay, nguoi phu nu da cap duong cho nha su… Ba ay co duoc Hoc Thien khong ah?

    Bình luận bởi Minh Thuy | Tháng Bảy 14, 2010

  5. Xin lỗi Minh Thúy, anh không biết câu trả lời, vì trong truyện chẳng nhắc gì đến đều đó cả.

    Nhưng rất rõ là ba ta có tâm thiền hơn nhà sư. Học thiền là một chuyện, có tâm thiền lại là một chuyện khác.

    Em khỏe nhé.

    Bình luận bởi tdhoanh | Tháng Bảy 14, 2010

  6. Chào anh TĐH,
    Thật là có “duyên” mà ngẫu nhiên lướt web lại biết được trang web của anh. Đọc các bài viết của anh khuyến khích tôi càng năng tu tập để mong sao tâm mình ngày một sáng hơn. Chúc khỏe và cám ơn anh thật nhiều.

    Bình luận bởi Trần Ngọc Luyện | Tháng Tám 28, 2010

  7. Thưa anh ! theo quan niệm của em, cả 2 đều chưa đúng với Pháp môn mà họ đang theo đuổi.
    1 “Cuối cùng bà thắc mắc là không biết vị sư đã tiến bộ được gì trong suốt bao nhiêu năm.Để tìm câu trả lời, bà nhờ một cô gái đầy ham muốn giúp một tay” đây là ý mà người làm thiện muốn biết .Nó thật sự chẳng có ích lợi chi vì khi con người làm thiện mà vẫn nghĩ mình làm thì vẫn con cái danh vọng của lòng tham dục trong đó thay vì họ nên cãm ơn người kia đã cho mình cơ hội để được giúp đỡ. Vì từ cái thử nhà sư đó mà bà ta đã nổi giận để sanh thêm phiền não mà đó là điều tối kỵ của người tu học.
    2 “Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” vị sư trả lời đầy thi vị. “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.” em nghĩ vế này theo hai chiều hướng
    a ) “Một cây mọc trên tảng đá trong mùa đông,” đây có thể là một xúc cảm trước sự khão dục của trần tục, vị sư đã nói thế và ý muốn thức tỉnh người con gái kia, giữa mùa đông lạnh giá chỉ có cây thân xấu xí như cây tùng, cây bách mới bươn chãy qua cái sự khổ não và phiền toái của Đời và “Chẳng nơi đâu có hơi ấm.” ý muốn khẳng định cới cô gái tôi chẳng có xúc cảm hay giúp đỡ cô vì cô ở đây là một cô gái đầy ham muốn.
    b)thay vì im lặng hay nói một cách lạnh nhạt thế, phần đúng cũng có và phần chưa đúng cũng có, nếu vị sư ấy thêm vào vài lời khuyên với cô gái hay làm cho cô gái thức tỉnh trước cơn say của dục lạc thì đó mới thực sự là bồ tác hạnh. cũng như đức Phật Thích Ca trả lời ma nữ cám vỗ Ngài bằng sắc đẹp tuyệt trần Ngài đáp : Hỡi người con gái kia, người có biết đằng sau lớp đẹp kiêu sa mà nàng nói là nõn nà đó là một lớp thịt và máu hôi tanh. nó luôn bị hủy hoại từng ngày từng tháng” vì thế ngài đả cãm phục được ma nữ bằng sự Thánh Thiện của Ngài.
    Thân ái !

    Bình luận bởi nguyễn văn hoàng | Tháng Chín 6, 2010

  8. chao anh
    Toi rat dong y voi ban Tran Ngoc Luyen ve loi binh phan hoi cua ban,luc ban dau toi co suy nghi giong nhu ban vay,nhung toi hoai nghi ve su hieu biet cua chinh minh,toi doc loi binh cua anh TDH toi thay rat moi me co phan thich thu hon voi cach binh cua anh.Doi khi cuoc doi luon phai theo 2 chieu huong khac biet,cach suy nghi cua ban TNL hay cua anh TDH la tuy thuoc vao tam y cua moi nguoi,khong co ai dung hay ai sai ve dong doi luon bien doi va se khong co gi la tuyet doi,nen toi thich su moi me va ung bien nen 2 y kien cua anh ban TNL hay anh TDH deu de toi hoc hoi.

    Bình luận bởi Ngoc Nhi26 | Tháng Chín 10, 2010

  9. Chào các bạn,

    Yếu tính của truyện này là gi?

    Là “không có từ tâm”, thì ta nên suy nghĩ theo hướng đó để khỏi bị lạc.

    Thiên hạ không có từ tâm là truyện thường, có gì đáng nói. Tại sao lại viêt vào truyện. Ai, và vì sao, không có từ tâm ở đây mà lại đáng nói đến thế?

    Cứ vậy mà suy nghĩ thì ta sẽ nắm bắt được yếu tính của truyện (hay của bất kì vấn đề gì trên thế gian).

    Bình luận bởi tdhoanh | Tháng Chín 10, 2010

  10. Đây là một câu chuyện của Thiền Tông
    và đoạn này là sai không có trong câu chuyện

    “Nghĩ đến việc tôi nuôi ông này cả 20 năm!” bà than một cách giận dữ. “Ông ta chẳng tỏ vẻ gì quan tâm đến nhu cầu của cô, chẳng hề muốn giải thích tình trạng của cô. Ông ta không cần phải đáp lại ham muốn, nhưng ít ra ông ta cũng phải tỏ lộ được một tí từ tâm.”

    Bà liền đi ngay đến chòi của vị sư và đốt nó.

    câu chuyện này có tên là Bà Già Đốt Am chứ không phải là Không Có Từ Tâm

    Có một Thiền khách đến, xin bà giúp đỡ cất cho một cái am và ủng hộ tu hành cho mau đạt kết quả. Bà rất sẵn sàng cất cho thầy một cái am và mỗi ngày cơm cháo đầy đủ, tứ sự cúng dường không thiếu món chi. Thầy tu như vậy được ba năm. Bà già tin rằng sự tu hành của thầy được kết quả rất tốt. Để chiêm nghiệm điều đó, bà bèn sai một đứa cháu gái khoảng mười tám tuổi đem cháo cho thầy dùng, xong rồi bất chợt ôm ngang hông thầy, liền hỏi: “Ngay bây giờ thì thế nào?” Thầy đáp:

    Khô mộc ỷ hàn nham,

    Tam Xuân vô noãn khí.

    Tức là:

    Cây khô tựa núi lạnh,

    Ba mùa Xuân không chút hơi ấm.

    Nghe cô cháu gái về thuật lại câu chuyện, Bà nói: “ba năm nay nuôi một ông thầy phàm phu”, liền đuổi thầy đi và đốt am

    Sau khi bị đuổi, ông thầy ra đi, nhưng vài năm sau, thầy trở lại tìm bà già. Và cũng như lần trước, thầy nhờ bà giúp cho việc tu hành. Bà cũng hoan hỉ cất lại am và cúng dường cơm cháo đầy đủ cho thầy. Sau một thời gian, bà bảo cô cháu gái thử thầy như lần trước. Đem cháo lên xong, cô liền ôm ngang hông thầy và hỏi: “Ngay bây giờ thì thế nào?” Thầy trả lời: “Tôi biết, cô biết, đừng cho bà già ấy biết!”

    cô gái về thuật lại cho bà nghe, bà nói: “À như vậy mới xứng đáng là người mà ta cúng dường.”

    Bình luận bởi Chuc Huyen | Tháng Sáu 24, 2011

  11. Cảm ơn Chuc Huyen đã gửi thêm một phiên bản,

    Thiền có đúng và sai sao?

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Sáu 24, 2011

  12. Đúng và sai là nhị Còn Thiền thì bất Nhị
    nhưng mà câu chuyện nó như thế nào thì hãy giữ nguyên văn nó như vậy

    Bình luận bởi chuc huyen | Tháng Sáu 26, 2011

  13. Bạn Chúc Huyền,

    Truyện là do người sáng tạo để chuyển tải. Đã là sáng tạo thì tha hồ sáng tạo tiếp. Chấp vào đúng sai sao gọi là Thiền?

    Nếu muốn sáng tạo tiếp thì ta cứ thay đôi và đặt tên mới. Điều chính là câu truyện chuyển tải điều gì, và hành giả hiểu được điều gì.

    Ản trái thì ăn ruột, không cần chấp vỏ..

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Sáu 26, 2011

  14. … -> (…) ->….Cao Tăng Truyện có mặt -> (…) có mặt ->Trần Đình Hoành + Cao Tăng Truyện có mặt -> Bài viết “Không có từ tâm” có mặt -> comment của bạn Chúc Huyền có mặt -> comment của Mr. Đại có mặt -> (…) có mặt -> (…)
    => Tất cả đều có sẳn trong cái một – cái một đều có sẳn trong cái tất cả. Cái này có thì cái kia có – cái này không thì cái kia không – cái này sinh thì cái kia sinh – cái này diệt thì cái kia diệt => Hãy lựa chọn và biểu hiện sự tích cực. Thế thôi !

    Bình luận bởi Nguyễn Thiện Đại | Tháng Chín 3, 2011

  15. Thân gửi anh Hoành và các bạn đọc.

    Bài này có rất nhiều ý kiến khác nhau-
    Thế là vui-vì trong mỗi ý đều cho ta nhìn vào nhiều vấn đề mà ta chưa nhìn thấy.
    Vậy bạn đọc nào đọc thấy vui- thì có đẳng cấp thiền- còn bạn nào đọc mà giận thì chưa nhập thiền.
    Rào trước đón sau cho vui vậy mà.

    Có tơí hai câu chuyện giống nhau “bà già đốt am” và “Không có từ tâm” chắc chắn có liên quan nhau.
    Nhưng chúng ta chẳng cần tìm gốc gác làm gì.

    Vấn đề đọc xong thấy thế nào nhỉ?

    A) *Câu chuyện không có từ tâm-
    quả là một kết thúc quá- quá -quá mãnh liệt- gây shock– tội nghiệp cho nhà sư.
    (Ấy vậy là chúng ta tội nghiệp là đã có từ tâm hơn Thiền sư viết câu chuyện này–Đuà cho vui)

    Theo như ý anh Hoành nói là tu kiểu này là hỏng- chỉ có con tim chai đá mà thiếu từ tâm (tâm bồ tát).
    Cũng rất đúng- nếu chỉ lo diệt dục- thì há chăng mấy ngươì lãnh cảm không như vậy sao? ha Ha.

    Nhưng chữ Tâm phải hiểu cho đúng-có lẽ vì câu chuyên cố viết ngắn- đáng nhẽ cho đoạn nhà sư cự tuyệt cô gái bằng lờ lẽ thô bạo, giữ giằn- kết ánvv thì dễ hiểu và chấp nhận việc phê phán của bà già hơn.

    *Nhưng nếu so sánh với thánh Thomas, thì cũng vẫn tội nghiệp cho nhà sư này quá- may bị đốt am mà chưa chết.
    Trong khi Thánh Thomas:( ngươì nghi ngờ chúa Jesus sống lại- và chỉ tin khi chính tay sờ vào nơi thương tích của Chuá-) Thánh rất được ca ngợi vi khi tu- ngài cũng bị một em sexy đến quấy rầy – nhưng ngày nhất quyết cư tuyệt. A lê đi ra!

    *trở lại Tâm: tâm phải chính – chứ không phải tâm tà.
    Jesus,”Khi đói các ngươi cho ta ăn, khi rách rươí các ngươi cho ta mặc vv”
    đâu có chuyện cô gái này đến xin chuyện đó. Hỏng bét- nhưng qua chuyện chúa Jesus an ủi thương yêu tha tội cho cô gái làm mãi dâm (Tâm: ghét tội lỗi– nhưng Tâm thương con ngươì.)

    Tâm thương yêu dù vô bờ bến cũng phải thấy đâu là phải trái.
    May quá, nếu mà chính tôi gặp, mà thiền chưa tơí-tu chưa tới- mà cứ nghĩ tâm tốt là ai thiếu gì, xin gì thì cho nấy- Thì khổ to.

    B)*Câu chuyện “bà già đốt am” thì có hậu hơn-
    nhà sư có “cơ hội lập lại cuộc đời” . (lập lại cuộc đời tu hành chứ không phải là lấy cô gái này)
    Nhưng vì câu cuối khó hiểu quá- ỡm ờ quá,”Tôi biết- cô biết- đừng cho bà già ấy biết”. Ghê quá-

    Tôi tạm thêm một chút:

    — 1) có phảitruớc đó cô gái có hỏi nhà sư “này anh yêu, chúng ta yêu nhau nhé. Anh đừng sợ ai biết”
    nhà sư trả lời “Tôi biết- cô biết- đừng cho bà già ấy biết”.như thế thì nguy to.
    Lần này nhà sư và cô gái đốt am.
    Cái đọan thêm này không thể nào chấp nhận được.

    –2)phải hiểu đây là lơì từ chối nhân ái.
    Sau khi cô gái hỏi nhà sư,:”Này anh yêu, chúng ta yêu nhau nhé. Anh đừng sợ ai biết.”
    nhà sư trả lời, “Cô biết , tôi biết, trơì biết đất biết- sao cô nói là không ai biết?”
    Thế là cô gái tỉnh ngộ. Biết đâu cô ta quy y. Nhà sư cứ thế mà tu hành tiếp. Vui

    Sở dĩ tôi mạo muội thêm như vậy là vì hồi học Trung học Thầy giaó thích đọc “Cổ học tinh hoa” cho học sinh- trong đó có câu chuyện ông quan thanh liêm được ngươì ta đang đêm mang dâng môt khay vàng để mai ngài xử thắng cho ho. (câu chuyện này không có liên quan thiền)
    Ông quan từ chối- thế là kẻ hối lộ van nài ông và nói” Bẩm quan, không ai biết việc này đâu ạ.”
    Ông quan trả lời, “Ông biết , tôi biết, trơì biết đất biết- sao Ông nói là không ai biết?”.
    Kẻ hối lộ hiểu ra bẽn lẽn mang khay vàng về.
    (học trò nghe Thầy đọc xong cươì khóaí chi- Thầy đâu biết đám học trò tiếc khay vàng-“phai chi tao mà có khay vàng.”) ha ha. Nhất qủy nhi ma thứ ba học trò.

    Chúc mọi ngươì vui vẻ,
    Liêm Nguyễn

    Bình luận bởi Liêm Nguyễn | Tháng Mười Hai 13, 2011

  16. Theo thiển ý: – Câu trả lời của nhà sư rất lịch sự và đầy đủ ý nghĩa với cô gái.
    – Bà già kia thì thi ơn mà đòi hỏi kẻ thọ ơn phải theo ý của mình,khi không vừa ý thì nổi sân thì sự thi ơn chỉ dẫn đến phiền não mà thôi.

    Bình luận bởi Trần minh Trí | Tháng Hai 17, 2017


Bình luận về bài viết này