TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Tiếng vỗ của một bàn tay

Mokurai, Tiếng Sấm Tĩnh Lặng, là thiền sư trụ trì chùa Kennin. Sư có một đệ tử nhỏ tên Toyo mới 12 tuổi. Toyo thấy các đệ tử đàn anh vào phòng thầy mỗi sáng và tối để nhận giáo huấn trong lớp riêng một thầy một trò và được hướng dẫn cá nhân về cách dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.

Toyo cũng muốn được vào lớp riêng.

Mokurai nói, “Đợi một thời gian đã. Con còn nhỏ.”

Nhưng Toyo nằng nặc xin, vì vậy cuối cùng thầy cũng đồng ý.

Chiều tối, cậu bé Toyo đến đúng giờ, trước cửa phòng thầy Mokurai dùng làm lớp riêng. Cậu đánh một tiếng cồng báo hiệu đã có mặt, gập mình chào lễ phép ba lần ngoài cửa, và bước vào ngồi yên lặng một cách lễ độ trước mặt thầy,

“Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi hai tay vỗ vào nhau,” Mokurai nói. “Bây giờ chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay.”

Toyo cúi chào và về phòng để suy nghĩ vể câu hỏi. Từ cửa sổ cậu có thể nghe nhạc của các cô geishas. “A, tôi có rồi!” cậy bé tuyên bố.

Sáng hôm sau, khi thầy hỏi cậu trình bày tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo làm tiếng nhạc của geishas.

“Không, không,” Modurai nói. “Không bao giờ được. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả.’

Nghĩ là nhạc của geishas cắt đứt dòng suy tưởng, Toyo chuyển chỗ ở đến một nơi yên lặng hơn. Cậu bé thiền định. “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?” Cậu bé nghe tiếng nước nhỏ giọt. “Tôi có rồi,” Toyo nghĩ.

Khi Toyo đến gặp thầy sau đó, cậu bé bắt chước tiếng nước nhỏ giọt.

“Cái gì vậy?” Mokurai hỏi. “Đó là tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Cố thêm đi.”

Hoài công Toyo thiền định để nghe tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng tiếng đó cũng bị thầy gạt bỏ.

Cậu nghe tiếng kêu của một con chim cú. Nhưng tiếng cú cũng bị chối từ.

Tiếng vỗ của một bàn tay cũng không phải là tiếng ve kêu.

Hơn mười lần Toyo vào thăm Mokurai với những loại tiếng khác nhau. Tất cả đều trật. Cả một năm, cậu bé suy nghĩ tiếng gì có thể là tiếng vỗ của một bàn tay.

Cuối cùng Toyo vào được thiền định thật sự và vượt lên trên tất cả mọi âm thanh . “Tôi chẳng còn tìm được tiếng nào nữa,” sau này cậu bé giải thích, “vì vậy tôi đạt được âm thanh im lặng.”

Toyo đã đạt được tiếng vỗ của một bàn tay.

Bình:

• Takeda Mokurai (1854-1930) (“Silent Thunder” – Tiếng Sấm Tĩnh Lặng) đi tu lúc còn nhỏ và được huấn luyện bởi các thiền sư hàng đầu thời đó. Mokurai trở thành sư trụ trì chùa Kennin, một trong những ngôi chùa cổ nhất và quan trọng nhất ở Kyoto, Nhật, vào năm 1892 khi Mokurai chỉ 38 tuổi. Mokujrai còn là một họa sĩ nổi tiếng với tên Sayu Núi Đông. Sayu vì một trong những bút danh của Mokurai là Sayutei, và Núi Đông là chỉ chùa Kennin.

• Bài này nói đển thủ tục lễ nghĩa khi đến gặp thầy để có lớp riêng với thầy (sanzen) rất rõ.

• “Dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang.” Đây chính là yếu tính của công án. Đa số công án không phải là một câu hỏi cho một câu trả lời bằng chữ nghĩa hay lý luận, như câu hỏi “tiếng vỗ của một bàn tay” ở đây.

Người học trò, trong tiến trình tìm câu trả lời, sẽ tự nhiên tìm mọi cách để tập trung tư tưởng, không cho tư tưởng đi lang thang. Tâm sẽ lặng từ từ, như nghe tiếng nhạc, đến tiếng nước nhỏ giọt, tiếng thở dài của gió…

• Đến một lúc nào đó, tâm hoàn toàn tĩnh lặng đến nỗi không còn âm thanh nào có thể làm cho ta bị phân tâm. Tai nghe thì vẫn nghe, nhưng tâm hoàn toàn không xao động. Đó là “vượt lên trên” mọi âm thanh.

• Nhưng tại sao lại là tìm được “âm thanh tĩnh lặng” (soundless sound)?

Âm thanh tĩnh lặng (soundless sound) cũng là âm thanh của tĩnh lặng (sound of silence) như tên một bản nhạc của Simon and Garfunkel hay “tiếng thầm trong ngọc nói lời hay” của thiền sư Kiều Trí Huyền.

Tức là, trong tĩnh lặng ta “nghe”, “thấy”, “hiểu” hay “ngộ” được nhiều điều mà khi tâm ta bị phân tâm vì các “tiếng động” ta không nghe, không thấy, không hiểu.

Điều này thì chúng ta ai cũng đã có kinh nghiệm loáng thoáng phần nào—đôi khi ta tĩnh lặng, chẳng làm gì cả, chẳng suy nghĩ gì cả, tự nhiên bao nhiêu ý tưởng sáng tạo lại ùa đến. Tĩnh lặng làm con người thông thái ra, bao nhiêu vị thầy đã nói như thế.

• Tại sao vị học trò trong truyện này chỉ mới 12 tuổi?

Thưa, vì: (1) 12 tuổi thì ít có tiếng động trong đầu từ những lo lắng—con cái, công việc, chuyện nhà, chuyện cửa, chuyện tiền bạc, chuyện nợ nần… và (2) 12 tuổi thí ít có kiến thức lý luận để mà có thành kiến “Làm sao một tay mà phát ra tiếng vỗ được? Vô l‎ý!”

Tức là nếu tâm ta nhẹ nhàng, giản dị, và không cố chấp, như trẻ thơ, thì ta sẽ thiền dễ hơn và đạt giác ngộ dễ hơn.

Muốn vào được thiên đàng thì hãy như trẻ thơ.

(Trần Đình Hoành dịch và bình)
 

The Sound of One Hand

The master of Kennin temple was Mokurai, Silent Thunder. He had a little protégé named Toyo who was only twelve years old. Toyo saw the older disciples visit the master’s room each morning and evening to receive instruction in sanzen or personal guidence in which they were given koans to stop mind-wandering.

Toyo wished to do sanzen also.

“Wait a while,” said Mokurai. “You are too young.”

But the child insisted, so the teacher finally consented.

In the evening little Toyo went at the proper time to the threshold of Mokurai’s sanzen room. He struck the gong to announce his presence, bowed respectfully three times outside the door, and went to sit before the master in respectful silence.

“You can hear the sound of two hands when they clap together,” said Mokurai. “Now show me the sound of one hand.”

Toyo bowed and went to his room to consider this problem. From his window he could hear the music of the geishas. “Ah, I have it!” he proclaimed.

The next evening, when his teacher asked him to illustrate the sound of one hand, Toyo began to play the music of the geishas.

“No, no,” said Mokurai. “That will never do. That is not the sound of one hand. You’ve not got it at all.”

Thinking that such music might interrupt, Toyo moved his abode to a quiet place. He meditated again. “What can the sound of one hand be?” He happened to hear some water dripping. “I have it,” imagined Toyo.

When he next appeared before his teacher, he imitated dripping water.

“What is that?” asked Mokurai. “That is the sound of dripping water, but not the sound of one hand. Try again.”

In vain Toyo meditated to hear the sound of one hand. He heard the sighing of the wind. But the sound was rejected.

He heard the cry of an owl. This was also refused.

The sound of one hand was not the locusts.

For more than ten times Toyo visited Mokurai with different sounds. All were wrong. For almost a year he pondered what the sound of one hand might be.

At last Toyo entered true meditation and transcended all sounds. “I could collect no more,” he explained later, “so I reached the soundless sound.”

Toyo had realized the sound of one hand.
 

Annotation:

• Takeda Mokurai (Silent Thunder, 1954-1930) entered temple life when he was little and was trained by the top Zen masters at the time. In 1892, merely 38 years old, Mokurai became the abbot of Kennin Temple, one of the oldest and most important temples in Kyoto, Japan. Mokurai was also an accomplished painter under the name Sayu East Mountain. Sayu was from one of his pennames Sayutei and East Mountain was the nickname of Kennin Temple.

• This story mentions the rituals involved in a private session (sanzen) between a Zen teacher and his student.

• “[The students] were given koans to stop mind-wandering”. This is the essential function of koans. Most koans are not question for an answer of words or logics, such as this koan “The sound of one hand”.

The student, in the process of looking for an answer, will naturally find every way to concentrate the mind, stopping the mind from wandering. The mind therefore will gradually become serene, hearing the sound of music, the sound of water dropping, the sigh of the wind…

• Until one day, the mind is so quiet that no sound can disturb the mind. The ears may still hear, but the mind is no longer disturbed. That is “transcending all sounds”.

• But why “finding the soundless sound”? What is soundless sound?

The soundless sound is similar to The Sound of Silence by musicians Simon and Garfunkel or “The murmur within the jade speaking the good words” of Zen master Kieu Tri Huyen.

In quietness we “hear”, “see”, “understand” or “comprehend” many things which we don’t hear, don’t see, don’t understand and don’t comprehend when our mind is distracted by “noises”.

Everyone of us has experienced this phenomenon—sometimes when we are quiet, doing nothing, thinking about nothing, then all kinds of creative thoughts flood into our mind. Quietness makes us more intelligent, many teachers have said.

• Why the student in this story is only 12?

Twelve, becausse (1) a 12-year old child has few noises in the mind, such as worries about children, work, family issues, money problems, debts… and (2) a child has little knowledge or prejudice to argue “How could one hand make any sound? Absurd!”

It means, if our mind is light, simple and unprejudiced, like the heart of a child, then we can meditate easier and achieve enlightenment easier.

He who wants to enter heaven should be like children.

(Trần Đình Hoành translated and annotated)

# 21

Tháng Một 6, 2010 - Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , ,

14 bình luận »

  1. Có phải chăng hành trình đi tìm tiếng vỗ của một bàn tay chỉ là phương tiện, cách thức. Đạt được sự tập trung cao độ trong quá trình đó mới là cái đích đến. Tiếng vỗ của một bàn tay tưởng vô lý mà hữu lý là vì vậy?

    Bình luận bởi chichi | Tháng Bảy 21, 2010

  2. Cùng thắc mắc như trên.

    Và thắc mắc thứ hai: có phải đó là 1 bài tập để khi mình tập trung nghe hết mọi âm thanh, hiểu hết mọi âm thanh, để rồi cảm thấy “chán” nó, nó không quan trọng nữa, tiếp là nhận thức được rõ ràng bản chất không thực của âm thanh phàm tục, cuối cùng là ngộ được âm thanh tĩnh lặng,… ?

    Bình luận bởi Trâu | Tháng Mười 24, 2010

  3. Chào các bạn Chi Chi và Trâu

    Mục đích của Thiền luôn luôn là tĩnh lặng hoàn toàn trong tâm. Không phải là hiểu tĩnh lặng là gì như là các lời nói của kiến thức, mà là tâm thực sự tĩnh lặng hoàn toàn.

    Dù là một công án Thiền đọc ra nghe thế nào, thì mục đích của mọi công án đề là để đưa đến tĩnh lặng hoàn toàn–tĩnh lặng đến mức không khuấy động bởi bất kỳ điều gì, không cả câu hỏi vả câu trả lời nào cả.

    Đì tìm âm thanh, nhất là âm thanh khó tìm như là tiếng vỗ của một bàn tay, chính là hành trình đi đến tĩnh lặng trong tâm.

    Hành trình đó thực sự xảy ra thế nào là tùy theo mỗi người đi thế nào. Cho nên, một câu hỏi, nhưng vạn hành trình khác nhau cho vạn học trò khác nhau.

    Thực sự là không có câu trả lời nhất định. Chỉ có những cuộc hành trình đi tìm câu trả lời, mỗi hành trình mỗi khác, và cuối cùng là đến nơi–hoàn toàn tĩnh lặng trong tâm.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Mười 25, 2010

  4. con đang đọc bài 101 truyện thiền của chú HOÀNH.con cảm ơn chú đã chia sẻ những kiến thức quý báu tới tất cả mọi người.con cảm ơn chú!

    Bình luận bởi quang | Tháng Mười 31, 2010

  5. Chào anh Hoành,

    Em có thắc mắc một chút về các công án. Khi đọc 101 truyện thiền của anh, em thường có xu hướng đẩy nó vào việc áp dụng. Ví dụ như câu chuyện này, Toyo lúc đầu luôn ám ảnh vào từ “âm thanh” nên cố gắng tìm kiếm một cái gì đó được người ta thường gọi là âm thanh. Phải chăng đến khi Toyo sau nhiều lần thử đã không còn tin vào hướng đi tìm âm thanh như một tiếng động nữa mà quay lại xem câu hỏi là gì. Khi nhìn nhận đúng sự việc là một bàn tay không tạo ra tiếng động thì có phải Toyo đã nhìn nhận sự việc mà không gán bất cứ kinh nghiệm, ngầm định của mình liên quan đến sự việc đó.

    Em muốn hỏi là khi đọc liệu có phải không tốt nếu luôn để tâm xem câu chuyện ứng dụng thế nào? Vui mừng khi giải một công án liệu có phải là đi sai hướng? Mục đích của công án là việc nhận ra một cái đó, đưa một cái mới vào cảm giác của mình?

    Em cảm ơn anh,

    Bình luận bởi Dũng | Tháng Mười 31, 2010

  6. Hi Dũng,

    Em có thấy đoạn mở đầu của truyện này chấm dứt bằng câu này không: “dùng công án để chận tâm trí không đi lang thang”?

    Công án là để chận tâm trí không đi lang thang. Em có nhiều câu hỏi và câu trả lời trong đầu em quá, tức là đầu em đang đi lang thang.

    “Không đi lang thang” là không đi đâu cả, không làm gì cả, không hỏi, không trả lời. Đó là mục đích của công án.

    Giải công án là một hành trình sống để đến được tĩnh lặng hoàn toàn trong tâm.

    Có một câu hỏi. Không có câu trả lời. Khi đã đạt được, tới được, giác ngộ được, là khi tâm tĩnh lặng hoàn toàn, thì vẫn không có câu trả lời, và câu hỏi đầu tiên cũng biến mất. Chẳng có câu nào trong tâm cả. Chỉ là một tâm tĩnh lặng. Hoàn toàn.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Mười 31, 2010

  7. Em cảm ơn anh. Em cần xem lại xem nên đọc thế nào chứ đọc để hiểu có lẽ khác với đọc để ngộ ra. Đúng là em để tâm trí chạy lung tung thật.

    Bình luận bởi Dũng | Tháng Mười 31, 2010

  8. Cho em hỏi thêm, một công án dùng để chặn tâm trí. Thế một câu chuyện về một công án như trên thì giúp ích thế nào cho quá trình giác ngộ?

    Bình luận bởi Dũng | Tháng Mười 31, 2010

  9. Hi Dũng,

    Em có thể bắt đầu hành trình đi tìm “âm thanh của tĩnh lặng”. Có thể em đã bắt đầu cuộc hành trình rồi, đó là các câu hỏi em đang có. Hành trình mãi cho đến lúc em có được thật sự tĩnh lặng trong tâm. Khi em đạt được nó thì tự khắc em biết là em đã đạt được nó. Vì em sẽ trải nghiệm tĩnh lặng thực sự (khác với tĩnh lặng trên ngôn từ) là gì, sẽ hiểu là tại sao công án đã giúp em rất nhiều mà thực sự là chẳng ai cần công án, và hiểu được tại sao người ta nói âm thanh của tĩnh lặng–vì trong tĩnh lặng thật sự người ta có thể nghe thấy và hiều rất nhiều dù rằng chẳng có gì cả trong tĩnh lặng.

    Đích điểm cuối cùng của cuộc hành trình: Tĩnh lặng hoàn toàn trong tâm.

    Nếu em bắt đầu ngồi thiền nghiêm túc thì em sẽ bắt đầu thể nghiệm tĩnh lặng này một tí. Chỉ một tí thôi. Ngồi Thiền cũng chỉ là một vấn đề sinh học. Cho đến khi tâm ta hoàn toàn tĩnh lặng–không còn tranh chấp, bức xúc, lý luận, tư duy lung tung… mà tâm vẫn thấy được tất cả mọi sự. Đây không phải là tĩnh lặng đến chỉ từ ngồi hít thở, mà là một thay đồi toàn diện về sự sống của mình–cả cảm xúc lẫn tư duy–đến một tầng hoàn toàn mới hơn và cao hơn với một cái nhìn toàn diện hơn và sâu thẳm hơn về mọi sự.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Mười 31, 2010

  10. Vậy tư duy có giúp ích gì trong quá trình tìm kiếm sự tĩnh lặng không anh? Vì khi còn cố gắng nghĩ khi thiền thì còn bị ảnh hưởng.

    Bình luận bởi Dũng | Tháng Mười Một 1, 2010

  11. Hi Dũng,

    Nói tư duy có giúp ích được gì không, thì có cũng không đúng mà không cũng không đúng. Vì tư duy là điều bắt buộc, không thể có trí tuệ nếu tâm trí ngừng tư duy. Ngừng tư duy là chết rồi. Nhưng tư duy mà lại chấp (mắc kẹt) vào những từ ngữ, định lý, hệ luận, từ ngữ, cách suy nghĩ… thì lại là nhà tù buộc ta trong đó.

    Suy nghĩ thì thấy được gì, biết được giới hạn cái thấy của mình, biết được khi nào nên dừng tư duy đi làm việc khác…

    Tư duy là một trong những khí cụ sống và hành trình đến chân lý. Dùng nó như là một khí cụ và đúng việc của nó thì được. Nhưng tư duy chỉ MỘT trong những khí cụ, rất giới hạn. Như dao kéo kềm búa, cái gì cũng dùng được trong cuộc sống, nhưng chỉ vào đúng việc và có giới hạn của chúng.

    Em khỏe nhé.

    Bình luận bởi Trần Đình Hoành | Tháng Mười Một 1, 2010

  12. Em cảm ơn anh.

    Bình luận bởi Dũng | Tháng Mười Một 1, 2010

  13. Theo kinh nghệm của tôi, Tiếng vỗ tay của một bàng tay mình chỉ nghe thây khi đạt đến trạng thsi tinh lặng trong tâm. Không còn phân biệt trai-phải, bên này – bên kia, tren – dưới, to-nhỏ, có-khong… các cặp mâu thuẩn theo lý luận bình thường đã trói buộc. Khi đó tâm trẽ dược cởi trói bởi ngôn từ, lý luận nhị nguyên. Thấy được nhất thể của vạn sự là Bản Lai Dien Muc- Cái Như Thế. .

    Bình luận bởi Phong | Tháng Mười Một 11, 2010

  14. “Thực sự là không có câu trả lời nhất định. Chỉ có những cuộc hành trình đi tìm câu trả lời, mỗi hành trình mỗi khác, và cuối cùng là đến nơi–hoàn toàn tĩnh lặng trong tâm.”

    Và xin thưa với anh, đây là hành trình của Thiền Tịnh Tâm:

    Buồn vui tựa trúc la đà

    Tiếng chuông vang vọng, chiều tà nhẹ trôi.

    Khen chê như thể sóng ngòi

    Xây hồ đựng sóng, sóng ngồi lặng thinh.

    Nhục vinh như bóng với hình

    Lắng lòng nhẫn nhịn, một mình ta hay.

    Có không chẳng khác tầng mây.

    Vài cơn gió thổi, hết mây trăng cười.

    Bình luận bởi Thiền Tịnh Tâm | Tháng Mười Hai 6, 2010


Bình luận về bài viết này