TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Làm chủ thế giới của bạn

Chào các bạn,

“Tâm làm chủ” là câu mở đầu Kinh Pháp Cú (Dammapada):

Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, tâm tạo

Vậy các bạn có biết “tâm làm chủ” là gì không? Tiếp tục đọc

Tháng Ba 31, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Hỏi và trả lời – tâm không

Chào các bạn,

Đọc truyện Thiền các bạn thấy các thiền sư nói chuyện với nhau rất ngộ nghĩnh, chẳng ai có thể hiểu được. Kiểu như, Trò: “Gió mát quá”. Thầy: “Chẳng thấy gió”. Trò hốt nhiên đại ngộ.

Người đọc chẳng biết tại sao.

Tưởng tượng được bạn đọc: Chàng: Em thấy ngọn núi đó không? Nàng: Anh thật là đáng yêu.

Cái gì? Tiếp tục đọc

Tháng Ba 12, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Vô niệm

Chào các bạn,

Có một điều làm cho mình suy nghĩ từ hồi còn nhỏ xíu: Tại sao các nhà sư Thiếu Lâm tập võ lâm gì? Mà võ học của các vị rất thâm hậu. Đệ nhất giang hồ. Rất ít có đối thủ. Lớn lên mình từ từ hiểu ra là con đường từ bì cũng đòi hỏi hỏi mình phải có sức mạnh nếu muốn sống trong chốn chợ đời để chăm sóc chúng sinh.

Thế cho nên các võ đường chân chính thường lấy hiền dịu hòa bình làm chủ đạo. Luôn dạy võ sinh học võ để tự vệ và để làm việc thiện giúp đời. Võ học thực sự là đường Thiền – tĩnh lặng và yêu người. Chính vì vậy mà trong võ học Nhật Bản, cả quyền đạo, nhu đạo, lẫn kiếm đạo đều luôn luôn lấy Thiền làm trọng – No mind – dịch đúng là Vô niệm. Đây cũng mà một thực hành của vô chấp, thấy tất cả nhưng không bám vào đâu. Chiến binh tĩnh lặng đối diện đối thủ, thấy toàn bộ đối thủ, thấy rất rõ từng chi tiết cử động của cơ thể nhưng không bám vào điểm nào mình thấy. Tiếp tục đọc

Tháng Một 27, 2022 Posted by | Buddhism, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Phán đoán và thành kiến

zen-enso1

Chào các bạn,

Nhà Phật nói: “Đồ tể buông đao thành Phật.”

Có anh đồ tể và bạn không mấy thiện cảm với đồ tể sát sinh mỗi ngày như thế, và bạn rất xem thường loại người “tội lỗi” này. Và anh đồ tể này ngày hôm qua là đồ tể, nhưng anh ấy buông đao. Sáng nay khi bạn tình cờ gặp anh ấy ngoài đường, anh ấy đã là Phật. Nhưng bạn không biết điều đó và bạn tiếp tục thái độ khinh khỉnh với anh ta. Chắc chẳng ai bắt lỗi bạn vì không biết, nhưng chắc chắn là bạn sẽ khó tha lỗi mình vì có mắt không tròng, ứng xử với một vị Phật như thế. Tiếp tục đọc

Tháng Một 26, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Vô Ngã

Chào các bạn,

“Vô ngã” (không tôi) là một khái niệm trung tâm của Phật học, và cũng như mọi khái niệm căn bản khác của Phật học, người ta thường chẳng hiểu gì cả. Phật học luôn thử thách trí tuệ của đầu óc.

Làm thế nào mà “không tôi” được? Điều gì cũng phải bắt đầu từ “tôi” – tôi ăn, tôi ngủ, tôi làm, tôi tư duy, tôi quyết định… “Tôi” đứng trong mọi mệnh đề nói bất kì điều gì về tôi. Vậy làm sao mà không tôi được? Tiếp tục đọc

Tháng Một 17, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Sátna thành Phật

bodhisattva

Chào các bạn,

Chúng ta học Thiền, học tĩnh tâm, cầu nguyện, suy niệm, thiền Vipasana, thiền sổ tức… để tìm tĩnh lặng cho tâm hồn.

Nhưng những thứ đó là những thứ hỗ trợ bạn trên đường đi tìm tĩnh lặng. Tự chúng, chúng không cho bạn tĩnh lặng. Đây là một chân lý các bạn cần nắm vững.

Thiên hạ cả thế giới làm đủ mọi thứ để tìm bình an cho tâm hồn – kinh sách, nhà thờ nhà chủa, thiền đủ kiểu, lễ bái, rượu bia, thuốc ngủ… Chẳng có thứ nào trên đời, tự chính nó, có thể làm cho bạn tĩnh lặng. Mọi thứ đều ở bên ngoài bạn, và tâm hồn thì ở bên trong. Cùng lắm thì chúng chỉ đưa bạn tới được cánh cửa của tâm hồn bạn. Tiếp tục đọc

Tháng Một 12, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | 1 bình luận

Trung đạo

Chào các bạn,

Có một điều rất trái ngược trong Phật triết mà ít người để ý đến. Nhà Phật thường nói rằng cuộc đời là ảo ảnh, là không thật. Kinh Kim Cang nói:

Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.
Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 15, 2021 Posted by | Buddhism, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Cây tre

tre

Chào các bạn,

Mọi chúng ta đều biết cây tre là biểu tượng cho Việt Nam. Chúng ta có thể thấy tre trong rất nhiều tranh ảnh nghệ thuật và văn thơ. Tre là biểu tượng đầu tiên cho thôn làng, và do đó biểu tượng cho đất nước.

Và đương nhiên là chúng ta cũng thấy tre từ xa xưa đã gắn liền với đời sống người Việt thế nào – từ thực phẩm (măng) đến mọi dụng cụ từ trong nhà ra ngoài hầu như đều có tre trong đó – muỗng đũa, rổ rá, bàn ghế, giường, (cán) dao rựa, tường nhà hay bờ kè dọc kinh rạch, vũ khí – chông, côn, giáo… Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 6, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Giải thoát khỏi lòng tham

Chào các bạn,

Lòng tham làm người ta thành ngu dốt. Điều này thì có lẽ các bạn đã thấy hết rồi. Chỉ nhìn những người tham lam ích kỷ quanh mình, thấy ngay họ bủn xỉn, cau có, stressed và gây gổ thường xuyên như thế nào, thì ta biết ngay tham lam là ngu dốt. Nhà Phật dạy rằng có ba độc giết hại con người: Tham, sân, si. Tham đứng đầu.

Đây là điều các bạn cần nhớ. Các bạn thấy rất nhiều đại gia lường gạt, nhũng lạm, lừa lọc bị đi tù? Có bao giờ bạn suy nghĩ sâu một tí về điều đó chưa? Đã là đại gia thì ngồi trên một đống tiền, trong nước chẳng mấy người nhiều tiền như mình. Tại sao mình phải gian dối, nhũng lạm, lừa lọc làm gì, trong khi tiền mình đang có tiêu mãi cũng không hết? Thiên hạ ngu si, đâm đầu vào những chuyện họ hoàn toàn không cần làm, để được ở tù. À, cơm tù rất ngon, nhà tù đẹp hơn khách sạn 5 sao. Bạn tù là những người dễ thương nhất thế giới. Quản tù là đầy tớ tốt nhất của dân (tù). Tôi muốn vào trong đấy ở! Được không? Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 22, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Sống trong tinh thần Bát Nhã Tâm Kinh – Sắc Không

Chào các bạn,

Bát Nhã Tâm Kinh bắt đầu bằng bốn câu. Hai câu đầu là:

Quán-Tự-Tại Bồ tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách

Dịch:

Khi Bồ tát Nhìn-Tĩnh-Lặng thực hành Trí tuệ giải thoát
Thấy rõ mình là không, ngài vượt qua mọi khổ nạn
Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 14, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Thuốc ngôn ngữ bọc đường

Sugar-Coated-Tablets

Chào các bạn,

Chúng ta thường dùng rất nhiều từ Hán Việt trong ngôn ngữ khoa bảng và trong các môn học về triết lý hoặc tâm linh. Đó hình như là điều bắt buộc, vì các từ Hán Việt thường gọn gàng hơn các từ thuần Việt (tiếng Nôm), ví dụ “một chiếc trực thăng” thì gọn gàng hơn “một chiếc máy bay lên thẳng.”

Tuy nhiên, các từ Hán Việt thường có ý nghĩa mơ hồ đối với người Việt và do đó thường không tạo ấn tượng mạnh mẽ rõ ràng cho người nghe. Chúng ta có thể dùng một số từ trong Phật học để làm ví dụ, vì các từ Phật thường bàng bạc trong văn hóa Việt và mọi người, từ bình dân đến khoa bảng, đều rành rẽ. Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 4, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Sống tùy duyên và sống kỷ luật

Sống tùy duyên và sống kỷ luật

Chào các bạn,

Sống tùy duyên là sống tùy theo điều gì đến với mình, có cơm thì ăn cơm, có cháo thì ăn cháo, gặp nắng thì theo nắng, gặp mưa thì theo mưa. Sống kỷ luật là sống với kỷ luật, một khuôn thước có sẵn cho mình.

Hai cách sống này – tùy duyên và kỷ luật – xem như đối nghịch nhau, một đằng là luôn uyển chuyển thay đổi với thời gian và hoàn cảnh, một đằng là một khuôn thước hẳn hòi và cố định.

Tiếp tục đọc

Tháng Năm 22, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Chấp và vô chấp là gì ?

Chào các bạn,

“Chấp” là một trong những khái niệm trung tâm của Phật triết. “Vô Chấp” thì giác ngộ.

Kinh Kim Cang nói: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm – Nên không có chỗ trụ mà sinh tâm thanh tịnh (tâm bồ đề). (Đoạn 10: Trang Nghiêm Tịnh Độ).

Vô trụ, cũng chính là vô chấp – không đứng cứng vào đâu, không dính cứng vào đâu, không bám cứng vào đâu. Chú chim kia, đậu khắp nơi, đứng khắp nơi, nhưng không trụ, không chấp, không dính cứng vào đâu, cho nên chú mới có tự do bay lượn khắp bầu trời. Dính cứng vào đâu thì thành tượng đá. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 10, 2021 Posted by | Buddhism, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | 3 bình luận

Trái tim thanh tịnh

Chào các bạn,

Điều nhà Phật gọi là xung động thường là những tình cảm và cảm xúc trong ta làm tâm trí ta bị chộn rộn, thiếu tĩnh lặng và không tập trung được. Các tình cảm và cảm xúc này gọi là thất tình lục dục. Thất tình là bảy loại cảm tính: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục – mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn. Lục dục là sáu loại muốn (hay ham muốn): Nhãn dục (ham cái nhìn), nhĩ dục (ham điều nghe), tỉ (ham mùi thơm), thiệt (ham vị nếm), thân dục (ham cơ thể), ý (ham tư tưởng). Những thứ này đều là tình cảm và cảm xúc thường xuyên của con người. Nhưng ta khi bám chấp vào chúng, tức là ham muốn, chúng làm ta mất tập trung và do đó xung động. Tiếp tục đọc

Tháng Tư 14, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Quan tâm đến đất nước và đồng bào

love
 

Chào các bạn,

Mỗi chúng ta đều rất bận rộn cho đời sống của mình – học hành, thi cử, công việc, nhà cửa, con cái, công danh, sự nghiệp. Và ta thường chẳng có thời gian dư để làm gì thêm cả. Nhưng bận rộn không phải là lý do để ta không quan tâm đến những vấn đề của đất nước và đồng bào – môi trường, giáo dục, tham nhũng, y tế, người nghèo…

Mình nói các bạn “quan tâm”, mình chưa nói các bạn làm gì cả. Làm gì thì tốn thời giờ. Nhưng quan tâm thì chẳng tốn bạn một giây nào. Quan tâm là thái độ, không phải là việc làm. Tiếp tục đọc

Tháng Tư 10, 2021 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này