TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

Bát Nhã Tâm Kinh (Tiếng Việt)


Tiểu luận về Bát Nhã Tâm Kinh

Nguyên tác Anh ngữ: Trần Đình Hoành

Việt dịch: Diệu Tâm & Trần Đình Hoành


Bát Nhã Tâm Kinh là tinh hoa của tư tưởng Phật giáo Đại thừa (Mahayana).[1][1] Phật giáo được phát triển từ Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) hay Tiểu thừa đến Đại thừa. Phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Campuchia và Lào chủ yếu theo Tiểu thừa. Phật giáo tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Tây Tạng và Mông Cổ chủ yếu theo Đại thừa. Tuy nhiên, Tiểu thừa cũng đã từng xuất hiện ở Việt Nam sớm như Đại thừa.

Trong quá trình phát triển dài của Phật giáo, quan niệm chính yếu về Không (emptiness, void, Sũnya trong tiếng Phạn) đã theo đó phát triển. Cuộc đời là vô thường (non-permanent) bởi vì mọi thứ đến và đi, tùy thuộc vào nhân duyên (the law of causation). Cuộc đời vì thế là ảo ảnh, không thực. Nói cách khác, đời là Không.

“Không” thường dễ bị hiểu nhầm theo hướng tiêu cực là triệt tiêu. Phật giáo Đại thừa đưa ta thoát khỏi quan niệm Không cực đoan này để trở về với trung đạo (the middle way). Con đường trung đạo vẫn mang ý tưởng rằng “đời là Không”, tuy nhiên Không ở đây chẳng khác với “có” (existence), “không mà là có, có mà là không” (emptiness is existence, existence is emptiness). Con đường trung đạo này hoàn toàn không có một tí tư tưởng triệt tiêu tiêu cực nào cả. Trung đạo là cái nhìn thực tế và tích cực về cuộc đời.

Bát Nhã Tâm Kinh thể hiện con đường trung đạo, trong khi trình bày nhanh chóng tất cả những giáo lý Phật giáo truyền thống, từ Tiểu thừa đến Đại thừa. Học Bát Nhã Tâm Kinh chính thực là học toàn bộ Phật pháp.

Bát Nhã Tâm Kinh là cốt lõi của Phật giáo đại thừa đến nỗi nó được các tăng ni tụng hàng ngày (kinh nhật tụng). Ở Việt Nam, Bát Nhã Tâm Kinh được tụng bằng tiếng Hán Việt. Bản Hán Việt có cái hay là mang âm hưởng và nhịp điệu đẹp như thơ và rất ngắn gọn, vì thế nó dễ thuộc, dễ nhớ. Vấn đề ở chỗ nó vẫn là ngoại ngữ đối với đa số người Việt. Tuy nhiên, vì phần lớn thuật ngữ Phật giáo là Hán Việt nên làm quen với một số thuật ngữ Hán Việt sẽ hữu ích cho những người học Phật. Vì những lý do trên, trong bài luận này, chúng ta sẽ dùng bản Hán Việt như là bản chính, cùng với bản dịch tiếng Việt để giúp ta hiểu dễ hơn.


Đọc tiếp theo và download tại: bat_nha_tam_kinh_vn_tdh

Tháng Một 25, 2009 - Posted by | Buddhism | , ,

3 bình luận »

  1. Chú Hoành yêu quý!
    Cháu vào đọc ĐỌT CHUỐI NON CỦA CHÚ, NHƯNG BÊN ẤY CHÁU THẤY BÀI NHIỀU QUÁ MÀ CHÁU CHỈ MUỐN HỎI CHÚ NHỮNG CHUYỆN LIÊN QUAN ĐẾN KINH ĐIỂN THÔI. NHƯ BÁT NHÃ TÂM KINH HAY KIM CƯƠNG BÁT NHÃ. CHÁU ĐÃ ĐỌC HAI BỘ KINH NÀY NHƯNG CHÁU CHẲNG HIỂU CHI HÊT TRƠN HẾT TRỌI. ĐỌC KINH MÀ KHÔNG HIỂU THÌ CÓ SAO KHÔNG CHÚ. CHÚ CÓ THỂ GIÚP CHÁU HIỂU KINH HƠN KHÔNG?
    CÁM ƠN CHÚ HOÀNH MỞ BLOG NÀY ĐỂ CHÁU HỌC HỎI.
    CHÚC CHÚ BÌNH AN.
    NHƯ HOA

    Bình luận bởi Như Hoa | Tháng Bảy 26, 2009

  2. Anh Tran Dinh Hoanh, vao khoang nam 1990-1994,khi em tu lop Anh van mo rong Dai hoc tong hop (Dinh Tien Hoang) ve nha, tren duong Nguyen Dinh Chieu, em co han hanh duoc anh lam quen. :-)Chuc mung cong viec co y nghia hien tai cua anh, qua trang web Dot chuoi non va trang wordpress ve de tai Phat giao.

    Ky ten : mot fan cua Dot chuoi non do anh Tran Ba Thien gioi thieu, va cung la mot buddhist.

    Bình luận bởi Tuyen | Tháng Tám 12, 2009

  3. Tôi đọc bài viết của anh rất thích thú, để hiểu một phần nào những ý nghĩa thâm sâu trong bản kinh này. Cám ơn anh rất nhiều.

    Bình luận bởi Hoàng Đình Việp | Tháng Sáu 3, 2012


Bình luận về bài viết này