TRẦN ĐÌNH HOÀNH

on Buddhism

The Heart Sutra

Dear Brothers and Sisters,

The Heart Sutra is the short and popular name of Prajñāpāramitā Hṛdaya Sūtra, translated into English as “The Heart of the Perfection of Wisdom” or “The Heart of Prajna Paramita Sutra”. It is the apex of Mahayana Buddhism thought.

Buddhism developed from Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) to Mahayana (Phật giáo Đại thừa). Thailand, Myanmar, Sri Lanka, Cambodia and Laos are essentially Theravada. Vietnam, China, Japan, Korea, Hongkong, Singapore, Taiwan, Tibet and Mongolia are essentially Mahayana. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 2, 2023 Posted by | Buddhism, Thiền, Thiền thi, Văn Hóa, Zen | , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Living in the world, joyful in the way

Ảnh: Trúc Lâm Đạo Sĩ Xuất Sơn Đồ

Dear Brothers and Sisters,

One of the most famous Vietnamese Zen writings is Cư trần lạc đạo phú (“Living in the World, Joyful in the Way” Meditation) by Trúc Lâm Zen Founder Trần Nhân Tông. It is a long poem, which I classify as a “meditation” – a long meditative poem, on life and Zen in this case.

The mediation has 10 chapters (10 hội), each chapter is a medium-length poem. Most people, however, only remember the short, four-verse poem that concludes the meditation, at the very end. This concluding poem, though short and simple, embraces the full spirit of Zen.

We talk about this concluding poem today. Tiếp tục đọc

Tháng Mười Hai 2, 2023 Posted by | Buddhism, Thiền, Thiền thi, Văn Hóa, Zen | , , , , , | Bình luận về bài viết này

Tội lỗi là gì trong Phật triết?

tandat-buocthienhanh

Chào các bạn,

Trong các tôn giáo thần quyền, tội lỗi là bạn vi phạm một luật nào đó mà God, Chúa Trời, Allah, Ông Trời… đã ngăn cấm, như là nói dối hay giết người. Trong Phật triết tội lỗi là những điều bạn tự làm cho bạn khổ.

“Khổ” là một trong bốn chân lý vi diệu, gọi là Tứ Diệu Đế – Khổ (đời có khổ), Tập (khổ có nguyên nhân tạo khổ), Diệt (khổ có thể bị diệt), Đạo (Con đường diệt khổ, gọi là Bát Chánh Đạo). Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 14, 2023 Posted by | Buddhism, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Bao dung độ lượng với đời

lotus

Chào các bạn,

Bao dung là chịu đựng hoặc tha thứ, tiếng Anh là tolerate. Độ lượng là rộng rãi, rộng lượng, hào phóng, tiếng Anh là generous. Bao dung độ lượng là nhẫn nhịn, chịu đựng, và rộng rãi để tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Thường thì có nhiều người, vô tình hay cố ý, làm phiền chúng ta mỗi ngày – nói xấu, hạch tội, tranh chấp, giành giật, đâm sau lưng… và nếu có thể thì chúng ta chơi theo kiểu “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại” – nghĩa là chiêu tấn công đầu tiên của họ là đất, thì ta phải trả lời bằng chiêu kim loại chì, đánh cho nó tơi tả. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 13, 2023 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Vui với niềm vui của người khác

Chào các bạn.

Tứ vô lượng tâm (bốn tâm lớn không giới hạn) của nhà Phật là từ bi hỉ xả. Từ là yêu nên ban phát yêu thương. Bi là yêu nên cứu khổ. Từ bi là “ban vui và cứu khổ” vì yêu. Hỉ chia vui với cái vui của người. Xả là tâm bình đẳng, ứng xử với người tốt xấu sang hèn giàu nghèo như nhau – ai mình cũng tôn kính và yêu thương. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 11, 2023 Posted by | Buddhism, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , | Bình luận về bài viết này

Yêu quá hóa cuồng

Chào các bạn,

Yêu quá hóa điên thì mọi người đều biết cả rồi – đọc báo thấy quý vị ghen tương tình ái rồi giết nhau là chuyện thường xuyên. Chẳng có gì mới lạ.

Đương nhiên là các bạn cũng đều biết là mình có yêu thì cũng cần có chừng mực, mọi sự vẫn luôn nằm trong tầm kiểm soát, không để cho ghen tương làm mình thành điên được. Cùng lắm là nhẹ nhàng nói goodbye. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 5, 2023 Posted by | Buddhism | Bình luận về bài viết này

Người tỉnh thức sợ nhân, người si mê sợ quả

Chào các bạn,

Câu “Người tỉnh thức sợ nhân, người si mê sợ quả” là tiếng Việt thuần túy (tiếng Nôm/Nam) từ câu “Bồ tát sợ nhân, phàm phu sợ quả.”

Chúng ta đều biết luật nhân quả: Bạn gieo nhân thì sẽ gặt quả. Đánh người ta thì sẽ có lúc người ta đánh lại, giúp đỡ người ta thì sẽ có lúc được người giúp đỡ. Tiếp tục đọc

Tháng Bảy 5, 2023 Posted by | Buddhism, Thiền, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Sátna giác ngộ

Creative_Wallpaper___green_Buddha_085336_29

Chào các bạn,

Điều này mình nhắc các bạn rất thường xuyên. Sự khác biệt giữa si mê và giác ngộ là “tôi”.

Nếu chúng ta sống chỉ với mục đích phục vụ tôi – của tôi, vì tôi, do tôi, phục vụ tôi, thì ta si mê. Nếu ta sống vì mọi người – của mọi người, vì mọi người, do mọi người, phục vụ mọi người, thì ta giác ngộ. Mọi hành động của ta đều chẳng có ý nghĩa gì tự chính chúng. Ý nghĩa của mỗi hành động nằm trong mục đích ta đã định cho hành động đó. Tiếp tục đọc

Tháng Hai 7, 2023 Posted by | Buddhism, Thiền, Zen | , , , | Bình luận về bài viết này

Kính đeo mắt

 

sunglasses

Chào các bạn,

Kính đeo mắt có thể có đủ màu – xanh lá cây, nâu, hồng, cam, vàng, tím – vừa làm kính râm vừa để trang điểm cho khuôn mặt của bạn. Mua kính thường là một nghiệp vụ cẩn thận, vì kính là thứ quan trọng nhất trên người bạn để bạn biểu lộ cá tính của bạn, và làm đẹp theo kiếu bạn muốn. Và đương nhiên là tròng kính màu nào thì thế giới bạn nhìn có màu đó.

Chúng ta cũng nhìn đời với một đôi kính thường trực trên mắt – đó là tư duy/thái độ của ta về cuộc đời. Nếu bạn, cũng như đại đa số mọi người, có tư duy và thái độ tham sân si, bạn sẽ thấy cuộc đời và con người chỉ là tham sân si. Đó chính là vấn đề lớn của mỗi chúng ta. Chúng ta tham sân si, nhìn đời qua màu tham sân si, và do đó ta tiếp tục hành động tham sân si, và do đó ta duy trì tham sân si vĩnh viễn cho chính mình và cho thế giới của mình. Tiếp tục đọc

Tháng Hai 7, 2023 Posted by | Buddhism, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , , | Bình luận về bài viết này

Cõi trần

Tên bay qua cửa tóc bạc đầu
Lên xuống trăm năm mộng bể dâu
Chớp mắt gian trần hư hư thực
Vèo bay vàng lá nước qua cầu

TĐH
Dec. 10, 2022

Tháng Mười Hai 10, 2022 Posted by | Buddhism, Thiền, Thiền thi, Văn Hóa | , , | Bình luận về bài viết này

Công thức và đỉnh điểm tâm linh

Chào các bạn,

Vấn đề khó nhất cho học trò là học gì thì cũng phải học công thức trước – từ giản dị đến các công thức khó hơn từ từ. Nhưng trong tất cả mọi loại nghệ thuật, nhất là nghệ thuật sống, thì công thức chỉ có thể học rồi bỏ thì ta mới đạt được đỉnh điểm.

Tất cả mọi loại nghệ thuật đều như thế. Công thức là chỉ cho học trò, đến lúc thành thầy bạn phải có rất nhiều sáng tạo – từ nấu ăn, đến hội họa, đến âm nhạc, đến võ thuật… Nghệ thuật sẽ không là nghệ thuật nữa nếu con người chỉ biết làm theo công thức như robot và hoàn toàn không có sáng tạo.

Đời sống tâm linh cho trái tim linh thiêng của bạn thì lại còn đòi hỏi mức độ nghệ thuật cao hơn các loại nghệ thuật khác rất nhiều. Bạn không thể dính cứng vào các công thức của bất kì pháp môn nào bạn học được mà hòng có thể đi đến đỉnh điểm. Tất cả mọi thứ pháp môn – ăn chay, niệm phật, tụng kinh, tham khảo kinh sách, ngồi thiền… đều chỉ là công thức. Và thiên hạ rất thích ôm cứng vào công thức – đó chính là “chấp” – vì công thức thì rất dễ, chỉ làm một lúc là quen và cứ lập lại như thế, và nó cho người ta cảm giác là người ta đã thuần thục, đã “đạt”. Chẳng đạt gì cả, các bạn. Công thức thì chỉ như là vẹt học nói, chẳng có gì để đạt. Bám vào công thức chính là “chấp”, mà Phật pháp là “vô chấp”.

Lấy trái tim của mình làm chính – trái tim tinh khiết, không bám vào đâu, và từ bi, đó mới là điều chính. Tanzan bồng kỹ nữ qua đường – phe lờ “nam nữ thọ thọ bất thân”, uống rượu mỗi ngày, và ban ngày thích ngủ lúc nào thì ngủ. Mọi thứ này đều được xem như phạm luật – phạm công thức thì đúng hơn. Nhưng Tanzan là một thiền sư lớn, dạy triết học trong Đại học Hoàng gia Nhật.

Công thức là chỉ để cho học trò học quen lề lối. Dùng công thức để đến gần được với trái tim mình hơn, tới trái tim rồi thì không cần công thức, như người đã qua được sông thì không còn cần bè.

Đỉnh điểm là trái tim không bám víu vào điều gì, và chỉ đầy vô lượng từ bi cho mọi chúng sinh. Thực sư là nếu trái tim bạn không chấp vào đâu, bạn tự nhiên đầy vô lượng từ bi với mọi chúng sinh, vì từ bi đã có trong gene của mọi sinh vật bầy đàn. Từ bi có thể bị tham sân si che mất, nhưng từ bi, trái tim Phật của bạn, luôn có đó trong bạn.

Cho nên, người học pháp môn gì cũng cần biết mình đang đi về đâu, đỉnh điểm mình nhắm tới là gì, để trái tim minh biết đường mà làm việc. Các pháp môn đủ kiểu chẳng thể đưa bạn đi đâu cả nếu trái tim bạn không hướng về đỉnh điểm bạn muốn.

Đỉnh điêm tu tập là “Phật tâm” – trở về với trái tim Phật của bạn. Trái tim Phật có hai điều chính: không bám vào bất kì điều gì, và luôn đầy yêu thương cho mọi sinh linh.

Luc tổ Huệ Năng, không biết đọc và không biết viết, nghe hàng xóm đọc Kinh Kim Cang đến câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” (không bám/trụ vào đâu thì sinh tâm [bồ đề] đó), thì Huệ Năng tức thì giác ngộ. Đương nhiên là vì Huệ Năng đã hiểu sâu sắc ý nghĩa “không bám vào đâu” là gì trong cách sống hằng ngày của chính Huệ Năng. Huệ Năng có lẽ cũng chẳng biết pháp môn náo cho nên chẳng có công thức nào để mà bám.

Bồ đề Đạt Ma nói: “Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành phật” nghĩa là sao? Nghĩa là tâm thật (chân tâm) của mình đã là tâm Phật. Chỉ thẳng vào đó, đi thẳng vào đó (trực chỉ) thì mình thấy được bản tính thật của mình (kiến tánh – và tánh của mình là Phật tánh), thì mình thành Phật, tức là sống lại được với trái tim Phật nguyên thủy của mình.

Vấn đề là đa số mọi học trò khi đã được cho một số công thức thì cứ bám vào đó như em bé ôm cứng bình sửa bú. Chẳng thể trưởng thành được trong đời sống tâm linh nếu bạn sống như robot.

Nắm vững mục tiêu cuối cùng: Trái tim không vướng mắc (không chấp vào đâu) và vô lượng từ bi.

Chúc các bạn luôn hướng lòng về đỉnh điểm.

Mến,

Hoành

© copyright 2022
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Tháng Tám 31, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền | , , , , | 1 bình luận

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

Chào các bạn,

“Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền – Nhìn cảnh, tâm Không, hỏi chi thiền”. Đây là câu kết của bài phú Cư Trần Lạc Đạo của Trúc Lâm Thiền tổ Trần Nhân Tông.

Mình dịch “vô tâm” là “tâm Không” và viết hoa chữ “Không”, thay vì dịch sát từ là “không tâm”, vì “không tâm” có thể bị hiểu nhầm rất thường, như người ta hay dùng hằng ngày: “Thằng đó vô tâm lắm”, có nghĩa là “chàng đó không có trái tim/đầu óc”, tức là “chàng đó chẳng quan tâm vào điều gì cả” hoặc “chàng đó rất gian ác lạnh lùng.” Tiếp tục đọc

Tháng Tám 13, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Thiền thi, Văn Hóa, Zen | , , , , , , | Bình luận về bài viết này

Stress

Chào các bạn,

Các bạn thấy chữ stress thường xuyên, Việt hóa là xì trét, dịch sang một chữ Việt khác thì mình có cảm tưởng chữ “căng” là chữ gần nhất.

Stress ban đầu có nghĩa vật lý là sức ép. Như là thời tiết tạo sức ép lên một căn nhà, sức ép của các chấn động mạnh lên một chiếc xe đang chạy… Tâm lý học mượn từ stress đó để nói về các sức ép tâm lý trên tâm trí con người.

Đương nhiên là mọi chúng ta đều biết stress và có kinh nghiệm với stress mỗi ngày. Chúng ta stress vì chuyện con cái bị bệnh, vợ chồng giận nhau, tranh chấp với đồng nghiệp, cãi nhau với khách hàng, lái xe bị giành đường, gặp mưa ngập lụt trên đường về, đang trễ giờ hẹn, mới bị phê phán… Kể ra thì phải có cả nghìn thứ để ta stress mỗi ngày. Và mình chẳng cần nói thêm gì về stress vì mỗi chúng ta đều là thầy stress cả rồi, chẳng có gì phải nói thêm với nhau.

Tiếp tục đọc

Tháng Sáu 21, 2022 Posted by | Buddhism, Inspiration, Thiền, Văn Hóa, Zen | , , , , , | 1 bình luận

Đỉnh điểm tu tập

Chào các bạn,

Trong vấn đề luyện tâm, hầu như chúng ta thường nghe lấy tâm mình làm chủ. Mình làm chủ tâm mình và tâm mình làm chủ mình, mọi điều khác đều không quan trọng. Mọi điều khác có thể là giác ngộ, thành công, danh tiếng, thiên hạ yêu mình, thiên hạ nể phục mình, thiên hạ học mình… đều không quan trọng. Và điều này đưa đến một hệ luận quan trọng là các thầy chỉ lấy trái tim của mình làm đỉnh điểm tu tập mà không quan tâm đến mọi điều khác, hoặc mọi điều khác đều trở thành thứ yếu. Cho nên thiền sư Lâm Tế nói: “Phùng Phật sát Phật” (Gặp Phật giết Phật), có nghĩa là nếu bạn thấy Phật nào trước mặt bạn thì hãy phe lờ Phật đó và đừng chạy theo, hãy tập trung vào chính tâm Phật của bạn, thì đó mới là tu đúng đường. Tiếp tục đọc

Tháng Năm 11, 2022 Posted by | Buddhism | Bình luận về bài viết này

Cân bằng và uyển chuyển

Chào các bạn,

Cân bằng và uyển chuyển là hai khái niệm hỗ trợ nhau trong cách sống. Cân bằng thường có nghĩa là đứng ở giữa, hai bên bằng nhau. Uyển chuyển là thay đổi theo đòi hỏi của nhu cầu.

Cân bằng thường là khái niệm được chúng ta sử dụng nhiều nhất: ăn thì ăn vừa phải – không quá nhiều đường, hay nhiều muối, hay nhiều mỡ; ngủ vừa phải – không ngủ quá ít giờ hoặc quá nhiều giờ; làm vừa phải – làm cũng cần có nghỉ ngơi và giải trí; ăn diện vừa phải – không quá lòe loẹt cũng không quá luộm thuộm. Tiếp tục đọc

Tháng Tư 20, 2022 Posted by | Buddhism | Bình luận về bài viết này